Wednesday 21 May 2014

Viết tiếp về chuyện chính quyền cam kết khắc phục hậu quả bạo loạn

Trong entry trước tớ điên quá nên nói các đồng chí chính quyền chẳng ra cái gì lắm. Trong entry này, tớ vẽ đường cho các đồng chí thoát nhé.

Việc các đồng chí tích cực, ráo riết cam kết, hứa hẹn đền bù các doanh nghiệp bị hại ấy mà, thực ra là rất không nên. Tại sao ư? Vì các đồng chí làm thế hóa ra là các đồng chí nhận rằng mình là người (góp phần) gây ra tội lỗi (phá hoại) à?

Ví dụ thế này nhé, ngoài đường có đồng chí đầu gấu đánh một đồng chí dân lành (giống trường hợp của tớ nhiều năm về trước). Đánh chán chê, và chẳng may cho đồng chí dân lành là nó xảy ra ở chỗ không có đồng chí công an nào lượn lờ, nên đồng chí dân lành thiệt hại khá là nặng nề. Lúc sau mới có một đồng chí công an lững thững đến xem vì có ai đó gọi điện báo. Đồng chí công an tóm luôn đồng chí đầu gấu về đồn, rồi nói mấy lời phải quấy với đồng chí dân lành, đại loại là về đi (nếu còn lết được), lần sau thấy nó thì tránh xa ra.

Đồng chí dân lành sau đó dù có đau mấy, hận mấy thì cũng chỉ dám kiện đồng chí đầu gấu bắt bồi thường và đòi tống nó vào tù, chứ không bắt vạ đồng chí công an được, vì đồng chí công an (trên danh nghĩa) không can dự, không đứng về phía đồng chí đầu gấu, và cũng không phải là thấy đồng chí đầu gấu đánh mình mà không làm gì cả.

Và nếu may mắn hơn khi đồng chí dân lành có mua bảo hiểm rủi ro, tai nạn, bảo hiểm thân thể thì đồng chí dân lành này có cơ hội làm giàu trên xương máu của mình được (và cho đáng đời đồng chí nếu không mua bảo hiểm, thực ra là bắt buộc nếu muốn sống và làm ăn ở cái xứ thiên đường này).

Nay thử tưởng tượng tự nhiên đồng chí công an nọ đứng lên bô bô nói là chuyện đồng chí dân lành bị đồng chí đầu gấu đánh là một điều rất đáng tiếc, nên đồng chí công an sẽ lấy quỹ của đồn/phòng/sở/bộ để đền bù thiệt hại cho đồng chí dân lành. Đồng chí công an sẽ không nói rằng, tỉ như, việc đền bù này là do lỗi của đồng chí ấy, mà chỉ nói là lương tâm thấy cần phải làm thế, để cho đồng chí dân lành mau chóng hồi phục sức khỏe đặng cống hiến tiếp tục cho cộng đồng.

Nếu như vậy chắc không ít trong số tất cả các chí bạn đọc thân mến của tớ sẽ gào lên vào mặt tớ (kẻ đạo diễn ra kịch bản này), và/hoặc đồng chí công an rằng "thằng điên", "thằng khốn", "thằng cơ hội", "thằng...".

Những đồng chí khác còn lại tỉnh táo hơn thì sẽ nghi ngờ rất chính đáng rằng phải chăng đồng chí công an này lúc đầu có phụ giúp thằng đầu gấu, có nhận cái gì của nó, có nhìn thấy nó đánh người mà sợ không dám làm gì, hoặc cấp trên (hoặc ai đó đứng đằng sau) ngăn không cho nhảy vào can thiệp tóm thằng đầu gấu, hoặc, hay hơn, là đây là trận đánh (dân) đẹp do các đồng chí đạo diễn v.v...

Tóm lại là khả năng nào thì cũng là điều rất không hay cho đồng chí công an. Nên tốt nhất là đồng chí công an này nên lặn im đừng sủi tăm (thỉnh thoảng xuất hiện để, ví dụ, làm chứng, hoặc nói mấy lời phải quấy trình bầy tại sao mình không thể làm gì hơn cho đồng chí dân lành lúc đó được), kệ cho tòa án và bảo hiểm làm việc với đồng chí dân lành bị hại và đồng chí đầu gấu.

Đại loại thế. Nên tớ thành thật lấy làm tiếc rằng các đồng chí lại tích cực và sốt sắng cam kết với đền bù (bằng tiền của người khác). Giá mà làm lại được thì tớ khuyên các đồng chí đánh bài lảng.

2 comments:

  1. Úi zời, bài trước bác chửi không ngớt, bài này bác quay ngoắt lại thương hại các đồng chí lãnh đạo nhà ta, bác chỉ cho kế xử lý hậu quả. Bác cũng nhân từ đấy chứ!

    Eo ôi, không biết bao nhiêu người VN bức súc vì chuyện bạo loạn vừa rồi, đúng là chính quyền yếu kém, chắc đang bù khú ở đâu, không lo chuyện đại sự. Đúng là vô trách nhiệm thật.

    Kế của bác cũng hay, nhưng mấy vị lãnh đạo không làm thế đâu và đã cam kết đền bù, hỗ trợ,... cho mấy anh công ty Trung Quốc rồi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ vốn nhân từ mà! Vả lại, làm như tớ khuyên cũng có cái tốt là các đồng chí nộp thuế sẽ không phải mất tiền oan cho hành động bồi thường "hỗ trợ" của chính quyền cho các doanh nghiệp bị hại.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).