Sunday 28 September 2014

Nên chọn kênh đầu tư nào? (Bài đăng trên TBKTSG, 25/9, bản gốc)

http://www.thesaigontimes.vn/120459/5-nguyen-tac-de-chon-kenh-dau-tu.html

Có lẽ câu hỏi này không bao giờ là cũ với đại bộ phận người có tài sản đầu tư, bởi tài sản của người ta cũng thăng trầm theo thời gian, trong khi thị trường các loại tài sản thì luôn biến động làm cho danh mục đầu tư của một người nào đó thoạt đầu có thể là lý tưởng nhưng rốt cuộc lại trở nên lỗi thời trước diễn biến mới trên thị trường của các loại tài sản.
Vì mục đích đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, mức độ dấn thân vào các thị trường, khả năng tính toán, khả năng “lỳ đòn” với thị trường, khối lượng tài sản, cơ cấu tài sản, và mục đích chi tiêu tài sản, và cả... vận may v.v... của từng người là khác nhau nên chắc chắn không thể đưa ra một câu trả lời chung nên đầu tư vào đâu cho hiệu quả nhất đối với tất cả mọi người. Bởi vậy, những ai vẫn có thể dõng dạc cho lời khuyên rằng nên đầu tư vào một loại tài sản nào đó, ví dụ, gửi tiết kiệm, là có lợi nhất thì đó là một lời khuyên vô dụng, để đó cho vui mà thôi, thậm chí là nguy hiểm với những người chậm chân, đến muộn.

Nói vậy nhưng không có nghĩa là không có những nguyên tắc đầu tư chung làm cơ sở để từng người cân nhắc và áp dụng xây dựng cho mình một danh mục đầu tư hợp lý nhất trong khả năng của mình.
Nguyên tắc thứ nhất và quan trọng nhất, khoản đầu tư nào mang lại lợi nhuận cao, nhất là trong thời gian ngắn, thì thường là những khoản đầu tư có độ rủi ro cao. Nói cách khác, không có tài sản nào vừa an toàn (tuyệt đối) lại vừa sinh lãi cao cả. Bởi vậy, nếu ai theo đuổi lợi nhuận thì nên đầu tư vào những tài sản có biên độ biến động giá mạnh, như vàng và kim loại quý/kim loại mầu. Tất nhiên là những nhà đầu tư tiềm năng vào những loại tài sản này nên chuẩn bị sẵn tinh thần chịu thua lỗ vài chục phần trăm trong một vài tuần.

Ngược lại, với những người có tinh thần “chắc ăn” thì hầu như chắc chắn đó là khoản gửi tiết kiệm, là khoản đầu tư tuy có mức sinh lời tối thiểu nhưng cũng có tính rủi ro ít hơn (nhưng không phải là không có rủi ro, ví dụ, khi lạm phát có xu hướng tăng nhanh).
Nguyên tắc thứ hai, để tránh tạo thêm rủi ro thì nên đầu tư bằng cùng một loại tài sản giống nguồn thu/huy động. Nên nhớ rằng “tay không” không phải lúc nào cũng “bắt được giặc”. Sẽ là rất rủi ro nếu, chẳng hạn, vay USD bán đi mua tiền đồng rồi gửi tiết kiệm hưởng chênh lệch lãi suất.

Tương tự, để tránh tạo thêm rủi ro thì cũng nên đầu tư vào loại tài sản nào mà rốt cuộc thì người chủ phải dùng loại tài sản đó để chi tiêu hoặc thanh toán, nhất là trong ngắn hạn. Chẳng hạn, nếu có một khoản tài sản đủ để mua một bất động sản nào đó ở Việt Nam (bằng VND) trong nửa năm tới thì có thể cân nhắc đến việc hoán đổi các tài sản của mình ra VND và đem gửi tiết kiệm ngắn hạn. Tất nhiên, về nguyên tắc là vẫn có thể dùng tài sản đó để mua vàng, USD hoặc chứng khoán v.v... rồi bán đi thu về VND trong vòng mấy tháng này, nhưng không ai chắc chắn được lợi nhuận thu được từ những tài sản này lớn hơn lãi gửi tiết kiệm, đó là chưa kể trường hợp “cụt” cả vốn, không mua được nhà nữa do thị trường biến động mạnh.
Nguyên tắc thứ ba, đầu tư vào một loại tài sản nào đó có lời nhiều hay không chỉ mang tính thời điểm, trước khi hành vi đầu tư bầy đàn làm biến mất cơ hội sinh lời đó, chỉ còn lại cơ hội thua lỗ. Ví dụ, cổ phiếu nói chung và cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó có thể mang lại một lợi nhuận trong mơ, nhưng điều này chỉ đúng, chỉ xảy ra trong vòng một giờ, vài giờ, hoặc vài ngày, cho những nhà đầu tư nhanh chân nhất, cả lúc đến và lúc thoát ra. Do đó, đừng nên bắt trước hay hỏi ý kiến người bên cạnh, đặc biệt là các chuyên gia!

Nguyên tắc thứ tư, kỳ hạn có thể đầu tư càng ngắn trong khi nhu cầu phải bảo toàn vốn càng cao (ví dụ, sắp phải trả tiền cho con học ở nước ngoài) thì chỉ nên đầu tư vào những tài sản nào có tính an toàn tương đối nhất (và tất nhiên là mức sinh lời cũng kém nhất). Trong ví dụ về trả tiền học cho con bằng ngoại tệ, nếu từ nay đến lúc phải trả tiền chỉ là một thời gian ngắn, tính bằng tuần, bằng tháng thì có lẽ nên cân nhắc mua ngoại tệ và gửi vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn.
Ngược lại, khoản tài sản hiện có có tính nhàn rỗi lâu dài, tính bằng năm, thì kênh đầu tư sẽ đa dạng hơn, và lúc này thì khẩu vị rủi ro và khả năng riêng của từng người sẽ giúp quyết định được nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với “tạng” của mình nhất.

Nguyên tắc thứ năm, mức độ, khả năng và thời gian dấn thân, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ phân tích v.v... càng nhiều thì mới nên đa dạng hóa (và luân chuyển thường xuyên) các hạng mục tài sản trong danh mục đầu tư của mình. Nhìn chung, với sự đầu tư kiểu “tay mơ” thì kết quả mang tính may rủi, “được chăng hay chớ” là nhiều hơn. Với những người này, cũng có thể cân nhắc hình thức ủy thác đầu tư cho những quỹ chuyên nghiệp, có uy tín.
Ngoài ra còn một số nguyên tắc khác, nhưng những nguyên tắc trên là những nguyên tắc cơ bản giúp mỗi nhà đầu tư tiềm năng khám phá được mình cần gì, và nên làm gì với khoản tài sản của mình.

2 comments:

  1. Bác nói một hồi, cuối cùng chẳng biết nên đầu tư vào đâu vì chỗ nào cũng "nên", nhưng chỗ nào cũng "coi chừng"! Hihi, nói vậy ai chả nói được. Hỏi thật, bác đang đầu tư vào đâu vậy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ có ý định mua nhà nhưng khonng biết chính xác thời điểm mấy tháng nữa, nen tớ chỉ giữ một phần bằng VND, còn lại vẫn bằng USD, vì tớ có sẵn nguồn thu USD, trong khi nguồn VND không đáng kể, và VND có rủi ro bị phá giá (nhẹ) trong thời gian tới. Đây là một ví dụ cụ thể dùng các nguyên tắc tớ nói. Đ/c có tài sản gì va muốn làm gì thì bảo tớ để tớ xui cho.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).