Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) 2014 được QH thông qua gồm tổng thu NSNN là 782,7 nghìn tỷ đồng, tổng chi NSNN là 1.006,7 nghìn tỷ đồng, và bội chi NSNN là 224 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP kế hoạch.
Tại Kỳ họp thứ Tám, QH Khóa XIII (tháng 10, 11.2014), Chính phủ đã báo cáo QH tổng số thu NSNN ước đạt 846,4 nghìn tỷ đồng, tổng số chi NSNN ước đạt 1.007,4 nghìn tỷ đồng, và mức thâm hụt NSNN vẫn là 224 nghìn tỷ đồng.
Trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2014, tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2015, Chính phủ báo cáo tổng thu NSNN thực hiện là 863,52 nghìn tỷ đồng. Về tổng chi NSNN, điều đáng chú ý là Chính phủ chưa/không công bố con số tổng chi thực hiện năm 2014. Thay vào đó, Chính phủ lại dựa vào mức bội chi NSNN được QH thông qua là 224 nghìn tỷ đồng để “đánh giá” rằng tổng chi NSNN là 1.087,5 nghìn tỷ đồng, tức là đúng bằng tổng thu thực tế là 863,52 nghìn tỷ đồng + bội chi theo dự toán/báo cáo là 224 nghìn tỷ đồng.
Lý giải cho việc tính tổng chi NSNN như trên không xuất phát từ việc cộng dồn các khoản chi thực tế, Chính phủ cho biết giải ngân vốn ODA – một hạng mục chính được coi là nguyên nhân tăng bội chi – đạt hơn 5,6 tỷ USD trong năm 2014, tăng rất cao so với dự toán. Nhưng Chính phủ lấy lý do là chưa tổng hợp được số liệu chuẩn xác về giải ngân ODA năm 2014 (nói thêm dưới đây) nên chưa thể tính được tổng chi NSNN.
Điều đáng nói là, về bản chất, vốn ODA và giải ngân vốn ODA là một nguồn tài chính bổ sung cho nguồn thu NSNN để tài trợ thêm cho chi tiêu NSNN, chứ không phải là một hạng mục từ chi NSNN, cũng tương tự như, ví dụ, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Bởi vậy, cho dù giải ngân vốn ODA có tăng vượt kế hoạch, thì điều này nên chỉ có ý nghĩa là nguồn tài trợ cho chi tiêu NSNN đã tăng lên, hoặc đã được bổ sung vượt kế hoạch. Nguồn thu tăng lên này, về nguyên tắc, không thể tự động được coi là, hay là được gắn với bất kể một khoản chi nào mà vì thế phải tiêu ngay cho bằng hết. Vậy thì không thể lấy lý do vì đã giải ngân mạnh vốn ODA nên phải chi tiêu hết phần giải ngân ODA vượt trội so với dự toán này, kể cả vào các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ODA, từ đó làm tăng bội chi.
Lẽ ra, Chính phủ đã có thể dùng phần thu vượt trội so với dự toán từ giải ngân vốn ODA để thay thế cho các nguồn thu khác kém bền vững hơn như vay nợ Chính phủ, và phát hành trái phiếu (nhất là trái phiếu ngoại tệ). Làm như vậy không chỉ bảo đảm tính bền vững hơn cho cơ cấu nguồn thu hoặc nguồn tài chính bổ sung mà còn bảo đảm mức chi, không dẫn đến bội chi vượt mức.
Trong báo cáo thẩm tra, UB Tài chính - Ngân sách đã phải đề nghị Chính phủ thực hiện đúng quy định trong Điều 49 Luật NSNN và Nghị quyết số 78/2014/QH13 của QH. Theo đó trong trường hợp giải ngân vốn ODA vượt dự toán, Chính phủ phải báo cáo UBTVQH trướác khi thực hiện. UB Tài chính - Ngân sách cũng yêu cầu Chính phủ tính bội chi ngân sách năm 2014 trên cơ sở vốn ODA thực tế giải ngân chứ không phải mức dự toán giải ngân.
Chính phủ có giải trình lý do cho việc “tạm” xác định vốn ODA thực tế giải ngân bằng mức dự toán giải ngân vì vốn ODA năm 2014 thực hiện theo tiến độ đầu tư, cần phải tiếp tục tổng hợp, chuẩn xác thêm số liệu thì sẽ báo cáo QH; khi quyết toán, số vốn vay ODA giải ngân vượt dự toán sẽ được kiến nghị cho phép điều chỉnh tương ứng vào số bội chi NSNN năm 2014. Theo đó, rõ ràng kỷ luật ngân sách không được tôn trọng vì chi tiêu NSNN luôn có cớ để được đẩy lên (cụ thể ở đây là do giải ngân vốn ODA nhiều hơn).
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, quy định hiện tại chỉ yêu cầu Chính phủ báo cáo UBTVQH trong trường hợp giải ngân vốn ODA vượt dự toán mà không nói rõ rằng khi được báo cáo thì UBTVQH cần và có thể làm những gì?
Bài học cần rút ra là Chính phủ phải tăng cường trách nhiệm của mình trong công tác thu, chi ngân NSNN, hợp lý hóa, tối ưu hóa các nguồn thu và các khoản chi ngân sách luôn với tinh thần giảm thiểu bội chi. Về phía QH và các cơ quan chuyên trách, trực thuộc cần tăng cường trách nhiệm của mình về cơ chế và chế tài giám sát hoạt động NSNN của Chính phủ để khắc phục những lỗ hổng như đã chỉ ra trên đây.
Tại Kỳ họp thứ Tám, QH Khóa XIII (tháng 10, 11.2014), Chính phủ đã báo cáo QH tổng số thu NSNN ước đạt 846,4 nghìn tỷ đồng, tổng số chi NSNN ước đạt 1.007,4 nghìn tỷ đồng, và mức thâm hụt NSNN vẫn là 224 nghìn tỷ đồng.
Trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2014, tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2015, Chính phủ báo cáo tổng thu NSNN thực hiện là 863,52 nghìn tỷ đồng. Về tổng chi NSNN, điều đáng chú ý là Chính phủ chưa/không công bố con số tổng chi thực hiện năm 2014. Thay vào đó, Chính phủ lại dựa vào mức bội chi NSNN được QH thông qua là 224 nghìn tỷ đồng để “đánh giá” rằng tổng chi NSNN là 1.087,5 nghìn tỷ đồng, tức là đúng bằng tổng thu thực tế là 863,52 nghìn tỷ đồng + bội chi theo dự toán/báo cáo là 224 nghìn tỷ đồng.
Lý giải cho việc tính tổng chi NSNN như trên không xuất phát từ việc cộng dồn các khoản chi thực tế, Chính phủ cho biết giải ngân vốn ODA – một hạng mục chính được coi là nguyên nhân tăng bội chi – đạt hơn 5,6 tỷ USD trong năm 2014, tăng rất cao so với dự toán. Nhưng Chính phủ lấy lý do là chưa tổng hợp được số liệu chuẩn xác về giải ngân ODA năm 2014 (nói thêm dưới đây) nên chưa thể tính được tổng chi NSNN.
Điều đáng nói là, về bản chất, vốn ODA và giải ngân vốn ODA là một nguồn tài chính bổ sung cho nguồn thu NSNN để tài trợ thêm cho chi tiêu NSNN, chứ không phải là một hạng mục từ chi NSNN, cũng tương tự như, ví dụ, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Bởi vậy, cho dù giải ngân vốn ODA có tăng vượt kế hoạch, thì điều này nên chỉ có ý nghĩa là nguồn tài trợ cho chi tiêu NSNN đã tăng lên, hoặc đã được bổ sung vượt kế hoạch. Nguồn thu tăng lên này, về nguyên tắc, không thể tự động được coi là, hay là được gắn với bất kể một khoản chi nào mà vì thế phải tiêu ngay cho bằng hết. Vậy thì không thể lấy lý do vì đã giải ngân mạnh vốn ODA nên phải chi tiêu hết phần giải ngân ODA vượt trội so với dự toán này, kể cả vào các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ODA, từ đó làm tăng bội chi.
Lẽ ra, Chính phủ đã có thể dùng phần thu vượt trội so với dự toán từ giải ngân vốn ODA để thay thế cho các nguồn thu khác kém bền vững hơn như vay nợ Chính phủ, và phát hành trái phiếu (nhất là trái phiếu ngoại tệ). Làm như vậy không chỉ bảo đảm tính bền vững hơn cho cơ cấu nguồn thu hoặc nguồn tài chính bổ sung mà còn bảo đảm mức chi, không dẫn đến bội chi vượt mức.
Trong báo cáo thẩm tra, UB Tài chính - Ngân sách đã phải đề nghị Chính phủ thực hiện đúng quy định trong Điều 49 Luật NSNN và Nghị quyết số 78/2014/QH13 của QH. Theo đó trong trường hợp giải ngân vốn ODA vượt dự toán, Chính phủ phải báo cáo UBTVQH trướác khi thực hiện. UB Tài chính - Ngân sách cũng yêu cầu Chính phủ tính bội chi ngân sách năm 2014 trên cơ sở vốn ODA thực tế giải ngân chứ không phải mức dự toán giải ngân.
Chính phủ có giải trình lý do cho việc “tạm” xác định vốn ODA thực tế giải ngân bằng mức dự toán giải ngân vì vốn ODA năm 2014 thực hiện theo tiến độ đầu tư, cần phải tiếp tục tổng hợp, chuẩn xác thêm số liệu thì sẽ báo cáo QH; khi quyết toán, số vốn vay ODA giải ngân vượt dự toán sẽ được kiến nghị cho phép điều chỉnh tương ứng vào số bội chi NSNN năm 2014. Theo đó, rõ ràng kỷ luật ngân sách không được tôn trọng vì chi tiêu NSNN luôn có cớ để được đẩy lên (cụ thể ở đây là do giải ngân vốn ODA nhiều hơn).
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, quy định hiện tại chỉ yêu cầu Chính phủ báo cáo UBTVQH trong trường hợp giải ngân vốn ODA vượt dự toán mà không nói rõ rằng khi được báo cáo thì UBTVQH cần và có thể làm những gì?
Bài học cần rút ra là Chính phủ phải tăng cường trách nhiệm của mình trong công tác thu, chi ngân NSNN, hợp lý hóa, tối ưu hóa các nguồn thu và các khoản chi ngân sách luôn với tinh thần giảm thiểu bội chi. Về phía QH và các cơ quan chuyên trách, trực thuộc cần tăng cường trách nhiệm của mình về cơ chế và chế tài giám sát hoạt động NSNN của Chính phủ để khắc phục những lỗ hổng như đã chỉ ra trên đây.
No comments:
Post a Comment