Cuối cùng thì Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) cũng đã phải tuyên bố phá giá VND thêm 1 điểm phần trăm nữa hôm
7/5, sau bao lần cương quyết nói không với phá giá vì bao biện rằng không có cơ
sở để phá giá, và rằng áp lực phá giá là do yếu tố tâm lý, chứ quan hệ cung cầu
ngoại tệ vẫn bình thường, không có gì đột biến.
Vậy đợt phá giá này có
phải là đợt phá giá cuối cùng trong năm 2015, sau khi NHNN đã sử dụng hết dư địa
1 điểm phần trăm còn lại trong năm 2015 như tuyên bố ban đầu của họ?
Để trả lời câu hỏi này,
cần phải xem nguyên nhân nào buộc NHNN phải thay đổi 180 độ lập trường về tỷ
giá của mình đến vậy.
Trước tiên, điều hình
thành nên cái mà NHNN gọi là “yếu tố tâm lý” làm tăng áp lực lên tỷ giá VND,
như đã biết, đến từ chuyện nhiều đồng bản tệ, trong đó có đồng bản tệ của các đối
thủ cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam và bản tệ của các nước là thị trường xuất
khẩu chủ chốt của Việt Nam, đã mất giá đáng kể so với USD kể từ giữa năm trước,
kéo dài cho đến tận bây giờ, trong khi VND lại được neo chặt vào USD.
Lưu ý là USD đôi lúc có
giảm đà tăng, thậm chí còn sụt giảm giá trị so với nhiều đồng bản tệ. Và đây từng
là một trong những nguyên nhân chính để NHNN hôm 25/3 tuyên bố không tăng tỷ
giá sau một thời gian dài im lặng bất chấp cơn sốt tỷ giá trên thị trường. Có lẽ
họ hy vọng rằng áp lực lên giá của VND so với các bản tệ khác sẽ giảm đi khi
USD có dấu hiệu hạ nhiệt sau tuyên bố của Fed chưa tăng lãi suất sớm. Tuy vậy,
nếu tính bình quân, USD và, do đó, VND đã lên giá đáng kể so với các bản tệ
này, kể cả tính đến thời gian hiện tại, so với thời điểm cách đây nửa năm hay 1
năm.
Đó là chưa kể so với
ngay chính USD, tuy tỷ giá VND khá ổn định về mặt danh nghĩa trong 2, 3 năm qua,
nhưng do chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ đã ở mức khá lớn nên VND đã
lên giá thực so với USD, và do đó càng lên giá mạnh so với các bản tệ khác.
Theo lẽ tất nhiên, khi
VND lên giá thực và đáng kể so với USD và các bản tệ khác thì sẽ tác động tiêu
cực trực tiếp đến cán cân thương mại của Việt Nam. Nó sẽ làm cho hàng xuất khẩu
của Việt Nam gặp khó ở khắp nơi trên thế giới do kém cạnh tranh về giá, trong
khi lại tạo điều kiện cho hàng hóa nhập khẩu từ thế giới tràn vào thị trường nội
địa, bóp nghẹt sản xuất trong nước, cũng với cùng lý do là hàng trong nước
không cạnh tranh được về giá so với hàng ngoại nhập.
Có lẽ những tác động này
là khó nhận biết, cảm nhận, và khó hiểu với nhiều người vì nó mang tính lý thuyết
quá. Nhưng nó lại được thực tế phản ánh một cách rõ rệt và chân thực qua nỗi
khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất trong nước do không bán được
hàng hoặc phải hạ giá để cạnh tranh với đối thủ ngoại, và qua hiện thực đáng lo
là cán cân thương mại đã chuyển từ thặng dư lớn tính chung cho cả năm 2014 sang
thâm hụt trên 3 tỷ USD trong mấy tháng đầu năm nay.
Bởi vậy, theo quy luật
thị trường thì NHNN sẽ bị áp lực phá giá VND để lập lại cân bằng thương mại.
Nhưng tiếc là NHNN, vì đã chót tuyên bố không phá giá VND quá 2 điểm % trong năm
nay, lại tìm cách chống lại quy luật này bằng việc cố gắng ổn định tỷ giá.
Nỗ lực ổn định tỷ giá của
NHNN không chỉ sẽ làm sụt giảm dự trữ ngoại hối không lấy gì làm dồi dào của
mình, mà còn không có tác dụng xả van áp lực lên tỷ giá VND vì áp lực này phần
lớn đến từ bên ngoài, ngoài tầm kiểm soát của NHNN, và không hề cho thấy có dấu
hiệu sẽ tự động giảm đi, ít nhất trong thời gian ngắn trước mắt.
Có lẽ cũng đã hiểu được
tình thế vô vọng trong cuộc chiến bảo vệ tỷ giá trong phạm vi cam kết không quá
2 điểm phần trăm chỉ để giữ chữ tín, NHNN buộc phải buông tay, chấp nhận cho tỷ
giá chính thức tăng thêm 1 điểm phần
trăm nữa.
Trên đây là tóm tắt bối
cảnh của đợt phá giá ngày 7/5. Từ bối cảnh này, có thể thấy rằng thời gian tới
trong năm nay, nếu cán cân thương mại tiếp tục được duy trì ở mức thâm hụt (tức
vẫn nhập siêu), và nếu USD mạnh trở lại hoặc tiếp tục mạnh lên hơn nữa so với
các đồng bản tệ khác do, ví dụ, Fed (có kế hoạch rõ ràng) nâng lãi suất USD,
thì chắc chắn một điều là VND vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực phá giá thêm. Lúc đó,
hy vọng rằng NHNN đã rút ra được bài học đắt giá về thị trường, về chữ tín để
không khiên cưỡng đi ngược lại quy luật của thị trường. Nói cách khác, mức phá
giá 1 điểm phần trăm hôm 7/5 sẽ không phải là lần cuối trong năm nay.
Cũng may là NHNN trong
tuyên bố “điều chỉnh tăng” tỷ giá hôm 7/5 đã không còn đưa ra bất cứ một cam kết
“cứng” về tỷ giá nào như trước nữa, chắc là để dọn đường cho những đợt phá giá
sau này, nếu có.
------------------------------------Bình luận thêm
Mấy tuần rồi chứng kiến các chuyên ra phát biểu về tỷ giá
mới thấy hài. Hóa ra toàn phường nói dựa, gió chiều nào che chiều đó. Từ Nguyễn Trí Hiếu, Vũ Đình Ánh cho đến chuyên ra hang 2 như Cấn Văn Lực, Trương Văn Phước, chưa kể chóp bu khác của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Có đồng chí nào rỗi, ngồi tìm lại các bài phát biểu trước đây của mấy chuyên ra này rồi so lại với phát biểu mấy hôm nay của chính mấy đồng chí đó mới thấy sự chuyển biến tâm tư ngoạn mục, theo kiểu diễn biến hòa bình. Đúng là tài thật, quá tài.
Có lẽ chỉ có mỗi mình tớ với cả….
Ngân hàng Nhà nước là không thấy bất ngờ với chuyện phá giá!
No comments:
Post a Comment