Monday 23 April 2018

Singapore có dễ dãi với tiền ảo? (Bài đăng trên TBKTSG, 24/4/2018, bản gốc)

http://www.thesaigontimes.vn/271546/singapore-co-de-dai-voi-tien-ao-.html

Vụ việc nhiều người Việt sập bẫy tiền ảo iFan, Pincoin, là những đồng tiền có nguồn gốc được cho là tương ứng từ Singapore và Dubai đã làm dấy lên câu hỏi phải chăng việc thành lập doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Fintech, quá đơn giản, thậm chí được khuyến khích ở những nơi này, đã “tiếp tay” giúp sức cho những doanh nghiệp thành lập và phát hành tiền ảo tại đây “bành trướng” sang các nước khác trong đó có Việt Nam để lừa đảo?
Trước tiên, xin đề cập đến lập trường của Chính phủ Singapore về tiền ảo và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trả lời chất vấn tại Nghị viện Singapore ngày 5/2/2018, ông Tharman Shanmugaratnam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng phụ trách Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS, đóng vai trò như ngân hàng trung ương) cho biết, tiền ảo là một thí điểm. Con số và dạng thức tiền ảo đang tăng lên trên thế giới nhưng vẫn quá sớm để nói chúng có thành công hay không. Dù một số tiền ảo đã thành công nhưng cũng chưa thể đánh giá đầy đủ tác động của chúng.
Theo ông Shanmugaratnam, MAS đang theo dõi sát sao sự phát triển và những rủi ro tiềm tàng của các đồng tiền ảo nhưng hiện nay chưa thấy có lý do thuyết phục để cấm giao dịch tiền ảo. Thậm chí, Singapore vẫn nhìn nhận mặt tích cực của tiền ảo. Nền tảng công nghệ của tiền ảo là blockchain, vốn có khả năng được áp dụng để thúc đẩy thanh toán thương mại. Theo hướng này, MAS đã tham gia và khuyến khích một số thí điểm công nghệ blockchain trong ngành tài chính.
Tuy vậy, Singapore cũng cảnh báo nhiều rủi ro trong việc sử dụng tiền ảo. Một trong những rủi ro lớn nhất là rửa tiền và tài trợ khủng bố, do bản chất các giao dịch tiền ảo là ẩn danh, phi tập trung và diễn ra hầu như tức thời. Bởi vậy, những chủ thể tham gia vào giao dịch tiền ảo với tư cách người mua, bán, trao đổi hoặc làm trung gian, môi giới đã, kể từ năm ngoái, bị chế tài bởi các quy định pháp luật liên quan đến rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Song song đó, cơ quan chức năng nước này cũng đang tích cực theo dõi, giám sát các hành vi bất hợp pháp liên quan đến mua bán tiền ảo, một phần dựa vào những tố giác của bất kỳ người dân nào, và cũng là theo quy định của luật, khi thấy có những hành vi và giao dịch đáng ngờ.
Mặt khác, Chính phủ Singapore cũng luôn cảnh báo người dân Singapore, trên các phương tiện thông tin đại chúng, rằng họ sẽ thậm chí “không còn áo mà mặc” nếu đầu tư vào tiền ảo, bởi sự biến động mạnh về giá của chúng bị thao túng bởi giới đầu cơ. Tiền ảo cũng được giao dịch trên các thị trường dưới chuẩn nên nhà đầu tư không được bảo vệ bởi pháp luật.
Ngoài ra, Chính phủ Singapore cũng cảnh báo nhà đầu tư cảnh giác trước các hoạt động marketing, quảng cáo của giới điều hành chào mời, dẫn dụ nhà đầu tư vào tiền ảo, nhất là khi giá tiền ảo rơi tự do với hy vọng sẽ thu lợi nhuận lớn khi giá phục hồi. Đặc biệt cần cẩn trọng với những chủ thể ngoài lãnh thổ Singapore do có mức độ rủi ro lừa đảo cao hơn cũng như khó xác định tính chính danh và mức độ khả tín của chúng hơn.
Như vậy, có thể thấy Singapore có một thái độ rất rõ ràng, đồng thời không kém phần thực dụng về việc phát hành và trao đổi, giao dịch tiền ảo, theo phương châm “dao nhọn nguy hiểm nhưng không vì thế mà cấm dùng”. Tuy nhận thức rõ và cũng luôn muốn người dân của mình nhận thức rõ những rủi ro gắn liền với tiền ảo nhưng Chính phủ nước này vẫn chấp nhận tiền ảo và các công ty điều hành chúng, thậm chí khuyến khích ứng dụng rộng rãi công nghệ tiền ảo vào các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội tại đây. Để hạn chế mặt trái của tiền ảo, Singapore tập trung nỗ lực giám sát, quản lý vào việc ngăn ngừa các hoạt động tội phạm liên quan đến tiền ảo gồm rửa tiền và tài trợ khủng bố (chứ không phải ngăn ngừa, cấm đoán tiền ảo).
Với trường hợp tiền ảo iFan và vụ lừa đảo ở Việt Nam. Trước tiên, hầu như không có thông tin gì chứng tỏ công ty phát hành/sở hữu iFan là từ, có trụ sở chính ở Singapore. Trên trang chủ ở địa chỉ https:ifan.io hoàn toàn vắng bóng thông tin về người sáng lập cũng như trụ sở đăng ký ở đâu. Trong Sách trắng (Whitepaper) lấy xuống từ trang này cũng không thấy bất cứ thông tin liên quan nào, ngoài duy nhất một dòng khó hiểu “IFan is Singapore’s independent company” (IFan là một công ty độc lập của Singapore).
Tuy nhiên, điều quan trọng là dù iFan và người sáng lập có thể là “người thật, việc thật”, có thể khởi nguồn từ Singapore, nhưng về đến Việt Nam chúng đã bị lợi dụng nhằm mục đích lừa đảo. Như báo chí đã đưa tin, nhóm 7 người Việt lập dự án huy động vốn iFan hứa hẹn chia sẻ lợi nhuận 48%/tháng với thời gian hoàn vốn 4 tháng. Trong thời gian đầu, nhà đầu tư được thanh toán bằng tiền thật. Sau đó, họ bất ngờ được thanh toán bằng iFan với giá quy ước là 5 USD/iFan, trong khi giá của iFan trên thị trường gần như bằng 0.
Hãy tưởng tượng nếu iFan là Bitcoin và có ai đó mời chúng ta đầu tư vào đồng tiền ảo này với lãi suất tương tự như trên nhưng rốt cuộc chỉ đồng ý trả lãi bằng bitcoin với cái giá quy đổi “trên trời”, chẳng hạn là 25.000 USD/Bitcoin (trong khi giá đỉnh điểm của đồng tiền này cho đến nay chỉ là 20.000 USD) thì chúng ta sẽ hiểu ngay lỗi/tội đồ ở đây không phải tại Bitcoin hay người sáng lập, điều hành Bitcoin.
Tóm lại, có thể thấy (chính sách của) Chính phủ Singapore chẳng có liên quan gì đến vụ việc lừa đảo iFan và Pincoin ở Việt Nam hiện nay. Ngay ở Việt Nam thì cơ quan chức năng cũng đã cảnh báo trước các rủi ro về đầu tư vào tiền ảo. Nhưng lừa đảo vẫn xảy ra, nên chung quy cũng chỉ tại chữ tham, mù quáng, liều… của nhà đầu tư mà thôi.  

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).