Friday, 4 June 2021

Gia tăng áp lực cắt giảm phát thải trong ngành năng lượng (Bài đăng trên Đầu tư, 4/6/2020, bản gốc)

https://baodautu.vn/gia-tang-ap-luc-cat-giam-phat-thai-trong-nganh-nang-luong-d144021.html

Ngày 26/5, có hai sự kiện pháp lý lớn cùng xảy ra trong ngành dầu khí thế giới. Sự kiện đầu tiên là một tòa án quận ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết rằng gã khổng lồ dầu khí Royal Dutch Shell phải cắt giảm phát thải 45% vào năm 2030 từ mức của năm 2019. Hơn nữa, phán quyết cũng yêu cầu Shell không những phải chịu trách nhiệm cắt giảm phát thải riêng của mình phát sinh từ các hoạt động khoan giếng dầu và các hoạt động khác mà còn phát sinh từ việc sử dụng các sản phẩm nhiên liệu, khí và dầu của người tiêu dùng.  

Giới quan sát cho rằng phán quyết trên, là phán quyết đầu tiên trên thế giới thuộc loại này, sẽ là tiền lệ để các nước, nhất là châu Âu, áp đặt các chế tài mạnh mẽ hơn lên phát thải của các công ty dầu khí  thế giới. Các doanh nghiệp trong các ngành phát thải lớn như nông nghiệp, giao thông vận tải và khai khoáng cũng sẽ phải đổi mặt với yêu cầu chặt chẽ hơn về môi trường.

Vụ kiện với cáo buộc việc sản xuất nhiên liệu và khí đốt của Shell đã góp phần làm biến đổi khí hậu và vi phạm nghĩa vụ phải chăm sóc các đối tượng bị ảnh hưởng cũng như nhân quyền được tiến hành bởi chi nhánh tại Hà Lan của tổ chức về môi trường “Những người bạn của Trái đất”. Thay vì đòi bồi thường thiệt hại, tổ chức này đòi tòa phải buộc Shell giảm phát thải của mình.

Sự kiện thứ hai xảy ra cùng ngày ở Mỹ theo đó cổ đông Engine No 1, là một quỹ phòng hộ, chỉ nắm giữ có 0,02% cổ phần của Exxon Mobil, đã giành được ít nhất là hai ghế đại diện trong Ban giám đốc của Exxon trong cuộc họp cổ đông thường niên tuần này. Engine No 1 đã tiến hành một chiến dịch vận động mạnh mẽ thách thức chiến lược chuyển đổi năng lượng của Exxon, cũng như sự phản ứng của Exxon với biến đổi khí hậu.

Mô tả Exxon như một công ty khủng long (trì trệ, chậm thay đổi), Engine No 1 thúc giục Exxon dần đa dạng hóa chiến lược đầu tư để chuẩn bị cho một thế giới sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch trong những thập kỷ tới. Exxon thì bảo vệ chiến lược mở rộng các giếng khoan của mình, lập luận rằng nhu cầu về nhiên liệu và nhựa sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong những năm tới. Về chiến lược đối phó biến đổi khí hậu, Exxon cho biết họ có một bộ phận mới chuyên về thu giữ và lưu trữ carbon.

Engine No 1 nhận được sự ủng hộ từ một số trong những cổ đông lớn nhất của Exxon như BlackRock và một vài quỹ hưu trí lớn nhất của Mỹ. Những cổ đông này tán thành bỏ phiếu cho các đại diện của Engine No 1 và tin rằng Exxon cần phải tiếp tục tìm hiểu khả năng nhu cầu nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm nhanh chóng trong những thập kỷ tới.

Về phần mình, các quỹ đầu tư này, gồm BlackRock cũng ký tên cam kết thực hiện mục tiêu giảm phát thải về 0 vào năm 2050 hoặc sớm hơn. Họ đã thúc giục các công ty mà mình đầu tư vào phải chuẩn bị cho những bất ổn đến từ biến đổi khí hậu. Đáp trả chỉ trích rằng không nên nhảy vào những địa hạt của các nhà chính trị, BlackRock nói thẳng rằng “rủi ro khí hậu chính là rủi ro đầu tư”.

Xu hướng mới

Các vụ việc trên cho thấy bối cảnh trong ngành công nghiệp dầu khí đang thay đổi nhanh chóng. Các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn hơn từ các nhà bảo vệ môi trường, nhà đầu tư, ngân hàng cho vay, các chính trị gia và nhà làm luật đòi hỏi họ phải chuyển đổi sang những dạng năng lượng sạch hơn.

Nhiều  công ty dầu khí lớn đã bắt đầu thực thi các kế hoạch cắt giảm phát thải lớn, và một số trong đó, đặc biệt ở châu Âu, đã chuyển sang thành những nhà sản xuất chuyên biệt về năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, giảm phát thải mà không phải hy sinh lợi nhuận là một thách thức lớn. Vì thế, nhiều người hoài nghi vào các chiến lược chuyển đổi của các công ty năng lượng thế giới với quan ngại rằng các chiến lược này chỉ là để cho có, mang tính hình thức, để đối phó với sự chỉ trích của dư luận là chính, trừ khi chúng bị áp đặt các chỉ tiêu cắt giảm cụ thể, như với Shell.    

Hàm ý cho Việt Nam

Chính phủ Việt Nam vào tháng 7/2020 cam kết cắt giảm 9% phát thải vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường, và tăng mức cắt giảm lên 27% khi có hỗ trợ quốc tế. Các biện pháp cắt giảm được xác định cho các lĩnh vực gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý chất thải, và công nghiệp.

Tuy nhiên, cho đến nay, dường như chưa có một mục tiêu cắt giảm cụ thể nào dành cho những đối tượng phát thải lớn cụ thể nào (ít nhất là không thấy có ngành dầu khí), trong khi thời gian cũng không phải là còn quá dài, nhất là xét đến việc chuyển đổi chiến lược và mô hình sản xuất, kinh doanh không thể diễn ra một sớm một chiều.

Nếu tình trạng trống vắng này không được khắc phục ngay thì sẽ dẫn đến tình trạng không ngành nào, doanh nghiệp nào bị quy trách nhiệm không đóng góp vào mục tiêu cắt giảm phát thải chung của quốc gia, dẫn đến sự phá sản của các cam kết bảo vệ môi trường của Việt Nam trước thế giới. 

Trong khi đó, ở cấp độ ngành và doanh nghiệp, tình hình xem ra chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc các doanh nghiệp đang “xem xét” và “bàn thảo”, mà chưa có ngành/doanh nghiệp nào đã đưa ra một kế hoạch/chiến lược cụ thể với những phương pháp cụ thể và mục tiêu cụ thể theo mốc thời gian cụ thể về cắt giảm phát thải.

Nói cách khác, việc thiếu vắng các (chương trình) hành động cụ thể với các mục tiêu cụ thể ở từ cấp độ Chính phủ đến ngành và doanh nghiệp là một thách thức chính cho việc hoàn thành mục tiêu cam kết giảm phát thải của Việt Nam trong các năm tới với quốc tế.

Lấy ví dụ cụ thể về ngành dầu khí, với đại diện là PVN. Vào tháng 9/2020, tập đoàn này vẫn khẳng định chiến lược phát triển biến PVN thành một tập đoàn lượng với tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi. Riêng về giảm phát thải và biện pháp liên quan như chuyển đổi năng lượng, PVN cũng chỉ đề cập một cách chung, chủ yếu theo kiểu như xác định đó là việc cần làm. (1) Nếu PVN có lúc nào đó đề cập cụ thể hơn về vấn đề bảo vệ môi trường thì đó thường chỉ là tập trung vào khía cạnh an toàn để giảm thiểu các tai nạn và ô nhiễm liên quan đến các hoạt động sản xuất của PVN như sự cố tràn dầu, xử lý dung dịch khoan và mùn khoản thải từ các công trình dầu khí trên biển, quản lý và xử lý chất thải, khí thải, nước thải trong công nghiệp lọc hóa dầu..., mà không thấy đề cập cụ thể họ có kế hoạch cắt giảm phát thải không, bao nhiêu và làm thế nào.(2)

Nếu tình trạng cứ tiếp tục như thế này thì không chỉ là việc Việt Nam không đạt được mục tiêu cam kết với thế giới mà còn là khả năng các doanh nghiệp phát thải lớn của Việt Nam sẽ bị phản đối, tẩy chay, chia rẽ và kiện cáo như sự việc xảy ra với Exxon và Shell nói trên.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).