Sunday, 13 June 2021

Mảnh ghép lớn còn thiếu trong chiến lược cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc (Bài đăng trên KTSG, 14/6/2021)

https://www.thesaigontimes.vn/317173/manh-ghep-lon-con-thieu-trong-chien-luoc-canh-tranh-cua-my-voi-trung-quoc.html

Nỗ lực của Mỹ nhằm cạnh tranh với Trung Quốc đã tiến thêm một bước hôm 25/5 với việc Hạ viện Mỹ giới thiệu luật củng cố tính cạnh tranh về kinh tế và gây áp lực lên Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Trong khi đó, Thượng viện Mỹ cũng đang có kế hoạch bỏ phiếu thông qua gói luật riêng đối phó với Trung Quốc. Như vậy, mong muốn duy trì một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc là một trong số ít lập trường được thống nhất cao giữa hai đảng của Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Biden cũng ủng hộ các nỗ lực chống Trung Quốc, qua việc các quan chức liên tục liệt kê việc cạnh tranh với Bắc Kinh là một trong những thách thức chiến lược lớn nhất của mình. Tổng thống Biden cũng đang tỏ cho thấy nỗ lực xây dựng và củng cố liên minh của Mỹ tại châu Á để kiềm chế sự vươn lên một cách quyết đoán của Trung Quốc.

Tuy vậy, giới phân tích cho rằng dù các chính trị gia Mỹ có mạnh miệng cam kết cạnh tranh với Trung Quốc đến đâu thì họ dường như đã vui vẻ bỏ trống một lĩnh vực và để Trung Quốc thắng ở đó: thương mại. Nếu quả là ông Biden muốn bỏ qua lĩnh vực thương mại thì chiến lược xây dựng đồng minh của Mỹ ở châu Á sẽ sẽ khó thành hiện thực.

Trong khi chính quyền ông Biden kể từ ngày đầu ra mắt vẫn tỏ ra né tránh câu hỏi về việc Mỹ có quay lại với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà người tiền nhiệm của ông Biden, Tổng thống Trump đã rút lại việc tham gia của Mỹ năm 2017, thì Bắc Kinh đã đôi lần bầy tỏ ý định tham gia của mình một cách cả phi chính thức và chính thức, như trong phiên làm việc thường niên của Chính phủ Trung Quốc hồi tháng 3.

Trước ý định của Trung Quốc, giới quan sát lập luận rằng Trung Quốc đã có thể không bày tỏ ý muốn gia nhập CPTPP nếu Mỹ đã là thành viên của hiệp định này. Lý do đơn giản là vì với nguyên tắc chỉ cần một nước thành viên CPTPP phản đối thì một nước mới xin gia nhập sẽ không được chấp nhận, Mỹ rất có thể sẽ phủ quyết đơn tham gia của Trung Quốc nếu Mỹ không tin vào ý định nghiêm túc trong cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực của Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu khi gia nhập. Và Mỹ cũng sẽ là nước sẽ quyết liệt xử lý Trung Quốc nếu sau khi gia nhập, nước này xem thường các điều khoản thỏa thuận, bởi vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới với đầy đủ khả năng để chống lại áp lực của Trung Quốc, không như với các nước thành viên nhỏ hơn khác đôi khi phải chọn thỏa hiệp với đòi hỏi và sự cứng rắn của Trung Quốc. Cũng cần nói thêm là với cơ chế phủ quyết này thì Trung Quốc hòan toàn có thể phủ quyết sự tham gia của Mỹ sau này khi Trung Quốc đã là thành viên của CPTPP.

Hiện tại, còn quá sớm để nói trước được tương lai gia nhập của Trung Quốc vào CPTPP và điều này có thể chỉ thành hiện thực sau nhiều năm nữa. Dẫu vậy, nếu Mỹ tiếp tục để ngỏ vấn đề tái gia nhập CPTPP thì sẽ càng làm tăng mối nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với châu Á, về sự chung lòng, sát cánh của Mỹ với các đồng minh trong khu vực trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc. Các nước thành viên trong khu vực cũng sẽ không nỗ lực “thoát Trung”, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc nếu Mỹ không đóng vai trò thay thế một cách vững chắc.

Tuy chính quyền ông Biden cũng có một số lý do để ngần ngại tham gia CPTPP, chủ yếu nhìn từ góc độ tổn thất công ăn việc làm trong ngành chế tạo, kèm với rủi ro bị các nước khác thao túng tiền tệ và gian lận thương mại, nhưng mặt khác nền kinh tế Mỹ ước tính sẽ được lợi thêm khoảng 130 tỷ USD/năm vào năm 2030 từ việc gia nhập CPTPP.

Ông Biden rõ ràng là cũng không muốn làm phật lòng thêm phái tả trong đảng Dân chủ của mình. Nhưng cũng cần biết rằng Mỹ đã đồng ý loại bỏ các đòi hỏi cứng rắn ban đầu của mình trong các cuộc thương thuyết được tiến hành từ thời Tổng thống Obama, gồm bảo hộ các công ty dược và cơ cấu giải quyết tranh chấp cho các nhà đầu tư. Thay vào đó, chính quyền ông Biden có thể tập trung vào những đòi hỏi mới để làm hài lòng những chính trị gia vẫn còn chống đối CPTPP trong nội bộ đảng Dân chủ hay đảng đối lập, gồm bảo hộ quyền của người lao động như trong Hiệp định Mỹ-Canada-Mexico, ủng hộ các công nghệ xanh và cấm trợ cấp cho năng lượng hóa thạch.

Với những lợi ích từ gia nhập CPTPP như vậy, đặc biệt là muốn dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng Mỹ cần tiến hành đàm phán gia nhập CPTPP trước khi quá muộn (Trung Quốc đã giap nhập CPTPP), song song với các nỗ lực trong nước cổ súy cho đổi mới công nghệ, tăng trưởng kinh tế và phân phối bình đẳng sự thịnh vượng kinh tế.

Về phần mình, các nước thành viên cần hiểu rõ nhu cầu thực sự muốn kiềm chế Trung Quốc của Mỹ để có những điều chỉnh cần thiết nhằm hấp dẫn và tạo điều kiện cho Mỹ tham gia CPTPP.


No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).