Monday 21 January 2013

Đài Bắc du ký (phần 1)

 (Tớ bí chữ, chẳng biết viết gì bèn mạnh dạn nhảy sang lĩnh vực du lịch mì ăn liền này. Bạn đọc đọc góp ý cho tớ xem là có thể mang bài này đi nộp ở báo nào đó để lấy nhuận bút cho qua cơn khốn khó tiền nong này được không nhé?)
 ----------------------------------------
Tớ không phải là người thích đi (du lịch) cho lắm và cũng không phải người biết thưởng thức du lịch. Nhưng như lẽ thường,̀ được nghỉ phép 1 tháng mà không đi đâu đó cho bằng bạn bằng bè thì xem ra không chỉ tủi cho cái bản thân mà còn tủi hơn cho thằng cu con vì nó nói ấm ức rằng bạn bè trong lớp nó đã có kế hoạch đi sơ tán ra nước ngoài hết trong đợt nghỉ tết tây rồi. Đành phải quên mình vượt khó, xác định điểm đến đâu đó. Chợt nhớ ra, trong châu Á này có Đài Loan là nơi chưa đến và cũng đã dự định đi để cho… đủ bộ từ lâu rồi (hồi còn ở Nhật) nên quyết tâm đi đợt này.
            Đặt chỗ tương đối muộn vào mùa cao điểm nên các hãng du lịch ở Singapore chỉ có khả năng giúp tớ mua được gói du lịch gồm vé máy bay kèm khách sạn và một chuyến đi miễn phí trong Đài Bắc. Đành vậy, không quyết định lấy ngay thì đến cả vé máy bay cũng đừng hòng mà nghĩ đến nên gật cái rụp, chọn chuyến đi trọn gói 1 tuần chỉ trong Đài Bắc.
            Chuyến bay của hãng TranAsia rời Singapore vào lúc gần 1h sáng, mất hơn 4h bay để đến được sân bay Taoyuan (Đào Nguyên). Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt lúc lên máy bay là “dàn” tiếp viên mảnh mai, cao ráo, có nét xinh xắn kiểu vùng Bắc Á với da trắng mịn, mắt to, gương mặt nhẹ nhõm, thanh thoát kèm cái mũi thanh tú, và cũng hay … mỉm cười.  Tuy vậy, điều mà tiếp viên của các hãng như Vietnam Airlines có thể tự an ủi là tiếng Anh của tiếp viên Đài Loan không xuất sắc lắm.
            Xuống sân bay Đào Nguyên, thấy hơi… thất vọng vì mọi thứ trông bình thường quá, nhưng tự nhủ chắc tại họ đang sửa sang, nâng cấp với nhiều khu vực được quây ván kín. Nhưng thực ra cái đáng thất vọng nhiều hơn lại ở sau đó, khi đứng đợi hành lý mà mất đến hơn nửa tiếng mới thấy mấy cái vali (to đùng, toàn quần áo ấm vì xem dự báo thời tiết thấy bảo nhiệt độ chỉ có mấy đô) trên băng chuyềṇ. Ở cái điểm này, sân bay Nội Bài xem ra cũng được tự an ủi nhiều!
            Ra khỏi cổng đã thấy có người của công ty du lịch đứng đón với bảng tên trên tay. Thế là lên xe trực chỉ về Đài Bắc, cách sân bay độ 40-50 phút xe chạy. Cảm nhận thấy hạ tầng đường xá ở đây khá tốt với nhiều làn đường cao tốc đan xen trên trời, dưới đất, xe chạy nườm nượp với tốc độ cao. Tuy thế, sự phát triển dường như vẫn tiếp diễn với những đoạn đường cao tốc trên đầu đang được xây dựng.
            Vào đến ngay trung tâm thành phố cũng thấy hơi … buồn cho Đài Bắc khi bộ mặt phố xá không được lộng lẫy cho lắm như tưởng tượng, với nhiều tòa nhà cũ kỹ, xám xịt với lô nhô, lố nhố những chuồng cọp và máy điều hòa (loại cổ), và chạy ngang chạy dọc là đủ loại ống dẫn và dây điện cho dù ngay ở mặt tiền. Về điều này, Hà Nội hay Sài Gòn cũng được đôi phần an ủi vì hiện tượng chuồng cọp của mình̀ không phải là lẻ loi.
            Và nữa, có rất nhiều xe máy (loại xe ga) chạy đầy đường. Tớ thì cho rằng muốn biết nhanh mức độ giàu có của công dân của một quốc gia nào đó thì hãy nhìn ngay vào phương tiện đi lại của họ. Trên khía cạnh này thì quả thật Đài Loan chẳng thể so với Nhật, Hong Kong, Nam Hàn hay Singapore khi một tỷ lệ lớn phương tiện lưu thông trên đường là xe máy. Mà xe máy của họ cũng thường thường, hình như chủ yếu là các nhãn hiệu nội địa.
            “Chê” đến đây tạm thế đã, tớ phải khen ngay Đài Bắc (không rõ toàn Đài Loan có vậy không) một điểm rằng thành phố rất sạch sẽ, ở cái nghĩa là rất ít thấy rác rưởi. Đường xa, vỉa hè tuy cũng lồi lõm, chắp vá nhưng trông lúc nào cũng như là mới có người quét dọn. Bởi thế, khi tớ và đồng chí vợ đang ngồi trong sảnh khách sạn để chờ nhận phòng chợt bị sốc. Một chị tầm 30-40 tuổi ra máy điện thoại công cộng ở sảnh gọi điện, đang nói mấy câu chợt… khạc, rồi… nhổ toẹt một phát xuống nền đá hóa bóng lộn, trước mặt bao người. Về sau, đồng chí vợ khi nói chuyện với lễ tân, đem thắc mắc này ra hỏi thì được giải đáp rằng có lẽ chị kia là Tàu… nội địa! Hy vọng là vậy, và càng tin tưởng hơn sau đó mấy ngày đi bát phố.
            Chương trình hôm đầu tiên ở Đài Bắc coi như bỏ vì việc đầu tiên cần làm là ngủ vùi ở khách sạn sau 1 đêm vật vờ trên máy bay và ở sân bay. Buổi chiều dậy, sau khi ăn uống qua loa thấy hơi hồi hồi sức bèn quyết định lang thang trong bán kính đi bộ 30 phút xung quanh khách sạn. May quá, chỗ có thể đến được là nhà ga trung tâm và cạnh đó là nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn. Ấn tượng hài lòng về sự ngăn nắp, sạch sẽ tăng lên sau khi đi qua 2 nơi này, mà theo tớ, mang đậm dấu ấn kiến trúc Nhật Bản. (Tớ không định thuật lại chi tiết những nơi đã qua có những gì. Mời các đồng chí bạn đọc tự google, còn biết chi tiết hơn tớ). Thời tiết đúng là luôn ngược lại với dự báo, chỉ hơi lành lạnh như chớm đông ở Hà Nội nên áo khoác ấm buộc phải cởi ra để trong ba lô.
            Buổi tối, đói và mệt (vì còn bị lạc đường khi đi về khách sạn), bèn “ngã” đại vào một quán lẩu dọc đường, người ngồi quây kín một dẫy bàn hình chữ U chạy suốt cả quán. Đồ ăn khá rẻ (đâu như 120-150 đôla Đài/xuất – khoảng 4-5 USD gì̀ đó) và khá ngon, hợp khẩu vị nên ngay cả thằng cu vốn thuộc loại “con nhà lính tính nhà quan”, không có năng khiếu ăn cũng thun thút mà chẳng cần lấy mấy lời giục giã như bình thường.
            Về khách sạn, thấy kín đặc từng đoàn đợi check in, check out. Nghe tiếng thì chịu chẳng biết là Tầu nội hay Tầu ngoại, nhưng nhìn phong cách có thể đoán là nội chính cống. Hôm sau, lúc đi cùng tour guide thì mới được biết rằng mỗi ngày Đài Loan chỉ cho phép 4 nghìn chú Tầu nội địa được nhập khẩu vào Đài Loan du lịch. Trộm nghĩ, nếu không có cái quy định này thì cầm chắc Đài Loan chìm nghỉm xuống biển vì những người anh em từ bên kia eo biển trèo sang ngay từ ngày đầu tiên mở cửa cho du lịch từ Đại lục rồi.
            Sáng hôm sau là một ngày tương đối nhàn hạ khi một nhà, một xe, một tour guide kiêm lái xe nói tàm tạm tiếng Anh chở đi chơi trong thành phố 1 ngày miễn phí theo chương trình. Quả là tour miễn phí vì các nơi đến toàn là những nơi vào cửa cũng… miễn phí, gồm có nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, Jiufen, Arboriginal Center, phố bán quần áo, và sau cùng là một cái chợ đêm nào đó!
            Về cái nhà tưởng niệm đồng chí Tưởng Giới Thạch, bọn tớ chọn đúng lúc sẽ diễn ra cảnh đổi gác (hình như diễn ra mỗi giờ) của lính canh để vào xem nên chứng kiến ngay từ đầu cảnh này. Điều tớ thấy ngộ nhất là những phút cả 5 chú lính gác đầu đội mũ mạ crom sáng choang đứng nghiêm quay mặt về phía đồng chí Tưởng (tất nhiên chỉ là cái tượng to uỳnh của đồng chí ấy), mà theo đồng chí tour guide thì mắt không được chớp dù một nhát (không biết là phải nhìn lên hay nhìn xuống, vì tớ không nhìn thấy). Tớ thấy đồng chí Tưởng quả như là vua đang ngồi bệ vệ tít trên cái đài cao đến 2-3 mét để cho quần thần bên dưới chầu lậy trong tư thế của xác ướp Ai Cập. Có điều tớ phải công nhận rằng cái dáng đứng của 2 chú lính canh trong ca ở trên cái bục đặt về 2 bên của bức tượng Tưởng ăn đứt mấy đồng chí đứng gác ở Lăng Bác vì trông rất “ngầu” (chân trước, chân sau, trọng tâm dồn chân trước, nòng súng trong 1 tay chếch khoảng 70 độ so với mặt đất, còn tay kia thì hơi khuỳnh, nhưng hình như là lơ lửng, chẳng dựa vào đâu). Đã thế, có mấy chú, dạng như là “chuyên viên nghi thức”, chạy ra lẳng lặng bẻ tay, nắn chân của 2 chú lính gác trên bục cho đúng quy định. Thấy lạ, vì chẳng nhẽ mấy chú này không biết nên “đóng cửa bảo nhau” như ở ta, mà lại vạch ra cái sai ngay trước bàn dân thiên hạ thế (mà có ai biết đấy là đâu, du khách nào đi đo/đo được từng xen-ti-mét tư thế tay chân thế?). Quá là vạch áo cho người ta thấy rằng mấy chú lính gác này (hình như toàn là dạng lính xung phong – volunteer) đáng trả về nơi sản xuất à?
            Còn về Jiufen (Cửu Phần), thực ra là một ngôi làng nhỏ cho đến khi người ta phát hiện ra vàng ở khu vực này, trở nên cực thịnh trong thời Nhật xâm chiếm Đài Loan (chừng khoảng 50 năm cho đến năm 1945). Điều làm cho nó trở nên “hot” trở lại sau khi việc đào vàng lụi tàn và chính thức đóng cửa vào năm 1971 là nhờ có bộ phim “A City of Sadness” quay năm 1989 với các cảnh quay diễn ra ở làng này. Tớ thì chẳng biết, chẳng có ấn tượng chút gì xung quanh bộ phim, mà chỉ thấy cái làng này gợi lại bao hồi ức về nước Nhật, những ngôi làng nhỏ ở Nhật mà tớ đã đi qua. Cũng vẫn những lối đi nhỏ loanh quanh có những bậc thang bằng đá phiến lên xuống theo triền dốc, những ngôi nhà nhỏ xinh bằng gỗ, treo đèn lồng bên ngoài, những biển hiệu bằng gỗ với chữ Hán từa tựa tiếng Nhật (Hán tự), bên trong là các món quà “quê”, cũng được bày đặt khá tinh tế theo kiểu Nhật. Nhưng có lẽ đối với nhiều người không có những kỷ niệm với nước Nhật thì ngôi làng này chẳng mấy/có gì hấp dẫn ngoài những món quà vặt đó, kể cả bộ phim hay dấu tích còn lại của một rạp phim/hát nho nhỏ với cái máy chiếu phim hoen rỉ, cổ lỗ sĩ của Ý to đùng nằm im lìm một góc.
            Loanh quanh thế cũng đã gần hết ngày, nên tớ bảo đồng chí tour guide bỏ qua khi đồng chí ấy lái xe qua phố bán quần áo (trông như mấy dãy phố ở Hàng Ngang, Hàng Đào) và chở thẳng đến chợ đêm gần khách sạn mà theo đồng chí ấy thì có nhiều hàng ăn ngon.
(Còn nữa)

2 comments:

  1. Anh Ngọc không thích đi du lịch nhưng theo phong trào thì buộc phải đi; khổ nhỉ. Thế mà vẫn có cảm xúc viết hay thế.
    Tôi thì thích đi, đi cho khỏe, cho vui vì làm việc chẳng còn thấy ý nghĩa gì nữa. Do thích du lịch nên đọc bài của anh rất thú, thêm một số thông tin mới về Đài Loan, lại biết VN cũng có nhiều thứ ngang tầm hay hơn bạn; ví như lấy hành lý ở Nội Bài mất hàng tiếng đồng hồ, hơn bạn chỉ có nửa giờ. Bọn trẻ nhà tôi mỗi lần về NB chờ nhận hành lý là sợ; có lần mất 2h đợi trong phòng không điều hòa giữa cơn nóng bức tháng 7.
    Biết rằng trên internet đầy bài du lịch Đài Loan, nhưng có phải tin tức lúc nào cũng hay, lúc nào cũng mới đâu. Vả lại mỗi du khách có một cách nhìn, một cảm nhận khác nhau, thông tin đa dạng, đa chiều mà.
    Chỉ tiếc là anh không đưa ảnh lên. Một cái ảnh bằng nhiều lời nói đấy. Có thêm bình luận, chỉ dẫn càng hấp dẫn.
    Cám ơn anh đã kể chuyện hay nhé.
    Đăng bài trên báo lá cả dễ thôi mà, nhất là đã có thương hiệu như anh. Chỉ có điều nhuận bút nên tặng lại cho trẻ em nghèo trong nước anh ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ghi nhận lời anh Đức, các phần sau tôi sẽ cố gắng paste một vài cái ảnh minh họa hoặc tự chụp, hoặc copy trên mạng. Tôi cũng chỉ tập trung vào các nhận xét và cảm nghĩ thôi chứ không tả cảnh.
      À, có một chi tiết mà tôi muốn đính chính lại là giá của xuất ăn lẩu không rẻ như tôi nói, làm cho bạn đọc lầm tưởng rằng Đài Loan thậm chí còn rẻ hơn cả Việt Nam thì ai mà còn muốn sang Đài Loan lao động kiếm tiền làm gì cho nhọc xác (tôi sẽ nói chi tiết hơn về chuyện lao động Việt Nam ở Đài Bắc). Chính xác thì giá của một xuất ăn như vậy là từ 200 đôla Đài Loan trở lên, tức khoảng gần 7 USD/xuất. Nói chung là ăn trưa hay tối thì cũng cần phải khoảng cỡ đó mới được một xuất ăn tàm tạm, trong các food court.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).