Hehe. Thật vô cùng thú vị! Tiêu đề bên trên là tiêu đề
của 1 bài báo của tác giả Minh Ngọc nào đó trên website của Chính phủ làm tớ giật
mình thon thót, vội phải thanh minh ngay đây không phải là bài của tớ “nâng bi”
(từ tớ mượn) mấy đồng chí Chính phủ đâu nhé. Không biết đây là sự trùng lặp vô
tình hay hữu ý nữa không biết.
Thú vị cái nữa là tớ vừa mới nói 2, 3 tuần trước trên TBKTSG rằng thậm chí ổn định tỷ giá còn được coi là thành công trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, thì nay tớ bị ngay bài viết này đập một nhát vào giữa mặt, từ cái tiêu đề trở đi. Đành phang lại bài báo này một vài nhát cho đỡ tức vậy.
Bài báo viết: “Việc ổn định tỷ
giá VND/USD đã có nhiều tác động tích cực. Tác động rõ nhất là góp phần kiềm chế
lạm phát về hai mặt. Một mặt, có tác động kiềm chế sự tăng lên của chi phí đẩy,
nhất là đối với hàng nhập khẩu- một trong những yếu tố quan trọng của lạm phát”.
Tớ bình luận: Bài báo vừa viết ở đoạn trên đó rằng: “Có
nguyên nhân quan trọng do lạm phát được kiềm chế từ năm ngoái đến năm nay. CPI
tháng 12/2012 so với tháng 12/2011 chỉ còn tăng 6,81%;” Điều đó có nghĩa rằng
tác giả cũng nhận định rằng lạm phát tác động đến tỷ giá chứ không phải theo
chiều ngược lại. Nhưng đến cái đoạn này thì tác giả nói ngược lại, tức tỷ giá
tác động đến lạm phát. Vậy thì cái nào tác động đến cái nào trước? Nói cách
khác, tác giả tự mâu thuẫn hoặc tự đẩy mình vào thế kẹt. Và tớ xin góp lời ở chỗ
này rằng, theo tớ thì đúng là lạm phát tác động đến tỷ giá trước, ít nhất là ở Việt
Nam, ít nhất là trong thời gian vài năm qua.
Bài báo viết: “...Mặt khác, giảm thiểu tác động
của tâm lý kỳ vọng lạm phát, nâng cao lòng tin vào đồng tiền quốc gia, mà tâm
lý, lòng tin tuy không phải là yếu tố kinh tế trực tiếp như các yếu tố về kinh
tế, nhưng trong nhiều trường hợp tác động còn lớn hơn cả các yếu tố về kinh tế.”
Tớ bình luận: Việc cho rằng neo tỷ giá làm giảm
kỳ vọng lạm phát là sai, ít nhất ở Việt Nam. Kỳ vọng lạm phát xuất phát/bị chi
phối một phần chủ yếu bởi cung tiền (cung tiền tăng mạnh thì lạm phát và kỳ vọng
lạm phát cũng tăng mạnh), từ đó mới tác động đến lãi suất thực, chênh lệch lãi
suất trong và ngoài nước, để rồi mới đến tỷ giá danh nghĩa. Khi tỷ giá danh
nghĩa bị “ổn định”, không phản ánh đúng kết quả của các áp lực giảm giá VND, thị
trường sẽ kỳ vọng tỷ giá danh nghĩa VND tăng lên nữa (VND mất giá) để lập lại
cân bằng. Có nghĩa là lạm phát và kỳ vọng lạm phát vẫn chi phối tỷ giá (trước),
chứ không phải ngược lại, ít nhất ở Việt Nam, trong thời điểm hiện tại. Và do
đó, việc kìm hãm tỷ giá chỉ kéo dài được một thời gian chứ không thể kéo dài vô
tận được; và tuy tỷ giá ổn định có thể giảm tác động tiêu cực ngược trở lại lạm
phát thông qua kênh nhập khẩu nhưng khi đã phải phá giá thì thậm chí còn phải
phá giá lớn hơn cả mức cần có nếu chủ động. Điều này cũng có nghĩa là ổn định tỷ
giá bằng mọi giá có thể là lợi bất cập hại.
Bài báo viết: “Một tác động khác rất quan trọng
là góp phần cải thiện cán cân thanh toán, giảm việc găm giữ ngoại tệ, giảm tình
trạng “đô - la hoá” nền kinh tế, thông qua việc mua vào ngoại tệ trên thị
trường, tăng dự trữ ngoại hối, bảo đảm sự an toàn của nền tài chính quốc gia.”
Tớ bình luận: Khi tỷ giá bị kìm giữ và lãi suất
VND lớn hơn ngoại tệ thì đương nhiên sẽ thu hút một lượng vốn nóng nước ngoài đổ
vào hưởng chênh lệch lãi suất. Đây chính là một trong những khả năng dẫn đến thặng
dư tài khoản vốn (thậm chí trong cái gọi là kiều hối chắc chắn bao gồm cả một
phần loại vốn này). Mà cái này thì khó có thể gọi là tác động tích cực của việc
ổn định tỷ giá, cũng như của việc “cải thiện cán cân thanh toán” được. Bản chất
của luồng vốn này là vào nhanh, ra cũng nhanh để hưởng chênh lêch lãi suất. Và
thặng dư tài khoản vốn thực ra là tiền vay của thiên hạ, sớm muốn cũng phải trả
lại cho thiên hạ, chứ không thể giữ lại ở Việt Nam được. Bài học về khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ thâm hụt thương mại và tỷ giá cố định vẫn còn nóng hổi đó.
Còn về chuyện giảm “đô la hóa” nền kinh tế thì
cũng phải xem lại. Giả sử số đô la mua thêm được vào dự trữ ngoại hối là luồng
tiền nóng nói trên và nằm im trong két sắt của NHNN (không tung ra qua hệ thống
ngân hàng Việt Nam) thì đương nhiên tổng
lượng đô la đang lưu thông trong nền kinh tế vẫn không đổi như trước chứ, sao gọi
được là đã giảm đô la hóa? Đây mới chỉ là một ví dụ để thấy cái kết luận này là
hết sức dễ dãi, chủ quan, duy ý chí.
Bài báo viết: “Ngoài ra, sự ổn định của tỷ
giá cũng là một trong những yếu tố góp phần làm cho GDP bình quân đầu người
tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế đã tăng nhanh trong mấy năm nay (nếu
năm 2010 đạt 1.273 USD, năm 2011 đã tăng lên 1.517 USD, năm 2012 đã tăng lên
1.749 USD và khả năng 2013 có thể đạt 1.900 USD).”
Tớ bình luận: Cái này làm tớ phì cả cười, vì
lần đầu tiên được thấy một cái lý luận hài như vậy. Như tớ viết trong bài về
thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với khu vực mấy tháng trước đây. Nếu
muốn làm tăng thu nhập đầu người danh nghĩa của Việt Nam ở mức thần kỳ thì cách
ngắn nhất là Việt Nam tăng cung tiền thật mạnh để lạm phát tăng chóng mặt,
trong khi cố định tỷ giá danh nghĩa VND thì mức thu nhập đầu người Việt Nam còn có thể tăng lên đến 3.000 USD vào năm 2014 và 4.000 USD hoặc hơn
vào năm 2015 chứ chẳng chơi. Vậy cứ yên tâm mà ổn định tỷ giá (đồng thời tăng cung tiền) đi, cho có lợi đủ đường nhé, khỏi cần thậm chí phải "điều chỉnh" tỷ giá 2-3% năm nay làm gì nữa cho thiệt.
Thưa TS Ngọc theo em chắc các nhà làm chính sách VN đang làm theo lời khuyên của Krugman chăng, vì Ông ấy từng có nói răng liên quan đến ảnh hưởng của chính sách phá giá tiền tệ. Krugman vẫn trung thành với quan điểm đã nêu lên từ cách đây hơn 30 năm trong một bài nghiên cứu viết cùng Lance Taylor, rằng các nước có nợ nước ngoài lớn và thâm hụt thương mại cao sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực vì phá giá thay vì những ảnh hưởng tích cực như trong các phân tích kinh tế thông thường. Ông còn lưu ý rằng, so với 30 năm trước, thì giờ đây ảnh hưởng có vẻ còn mạnh hơn vì các nền kinh tế đang phát triển hiện có nợ nước ngoài lớn hơn trước đây.
ReplyDeleteTớ có thể đã hoặc chưa đọc nghiên cứu mà đồng chí nói đến nên không thực rõ quan điểm và lý luận của 2 đồng chí này, đặc biệt là các điều kiện nội và ngoại cảnh để có thể giúp cho các nước như vậy không cần phải phá giá mà vẫn tồn tại được. (Nếu tiện, đồng chí tóm tăt hoặc gửi tớ bài này nhé).
DeleteTuy nhiên, tớ nghĩ thế này. Chuyện không phá giá đương nhiên sẽ mua được sự ổn định, nhưng chỉ là trong ngắn hạn, hoặc gần trung hạn, thôi. Mặc dù biết vậy, nhưng người ta vẫn cứ hy vọng một phép màu nào đó, và cố gắng trì hoãn phá giá càng lâu, càng mạnh càng tốt.
Nhưng như đã nói trong bài mới nhất trên TBKTSG của tớ hôm nay và các trả lời của tớ với bạn đọc tuần qua (và cũng giống như khẳng định của đồng chí Lê Hồng Giang), chuyện phá giá là chuyện chẳng đừng, không sớm thì muộn. Vấn đề là nếu biết rõ như vậy và chủ động phá giá từng bước, từng thời điểm thích hợp thì rõ ràng vẫn có lợi hơn là nước đến chân mới nhẩy, lúc buộc phải phá giá (phải buông tỷ giá, như Thái Lan). Lúc đó thì đã quá muộn, và đúng là càng phá giá thì càng chóng chết vì mọi thứ đã rơi vào thế khủng hoảng.
Và lưu ý một điều rằng đúng là phá giá ban đầu sẽ tạo ra một sự biến động theo hướng xấu đi của cán cân thương mại, nhưng sau một thời gian thì cán cân thương mại sẽ thay đổi theo chiều hướng thặng dư, theo hình chữ J, gọi là J curve.
Bởi vậy, tớ nghĩ rằng càng bị rơi vào trường hợp thâm hụt cả ngân sách (nợ nước ngoài lớn) lẫn thâm hụt thương mại thì nước đó càng phải nhanh chóng và tích cực, chủ động phá giá, chứ không có phép mầu nào khác (trừ khi có sự viện trợ, cho vay ưu đãi dài dài hạn của quốc tế thì còn có thể kéo dài cái chết được, nhưng rốt cuộc vẫn phải đối mặt với khả năng phải tuyên bố phá sản, xin miễn nợ).
Phải công nhận nể TS quá, đọc mấy bài của TS giúp việc học tập của em được sâu sắc hơn và nhiều cái mới hơn trong cách suy nghĩ. Chúc TS khỏe có nhiều bài phản biện hay nữa.
DeleteKính gửi đồng chí bài Contractionary effects of devalution của Krugman & Taylor 1978
http://dspace.mit.edu/bitstream/handle/1721.1/63401/contractionaryef00krug.pdf?sequence=1
Cám ơn đồng chí đã gửi bài. Tớ hóa ra chưa đọc vì có thể nó đã cũ quá rồi.
DeleteCó mấy nhận xét nhanh thế này.
1. 2 tác giả nhấn mạnh kết luận của mình đúng trong short term và vẫn khuyến nghị phá giá như một công cụ trong medium term.
2. Bên cạnh phá giá, 2 tác giả cũng đề cập đến một số công cụ chính sách khác để kích thích khu vực tư nhân như trợ cấp, thuế, tín dụng ưu đãi, chế độ đa tỷ giá. Tuy nhiên, nhiều trong số những công cụ này ngày nay không còn hữu ích nữa, ít nhất vì các ràng buộc trong các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương.
3. Key message tớ rút ra từ nghiên cứu này là, tốt nhất, đừng để dẫn đến thâm hụt thương mại, và đặc biệt là thâm hụt lớn, để buộc phải phá giá. Khi đã phá giá thì it nhiều có thiệt hại về tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng đây là việc phải làm và hậu quả tất yếu phải chịu. Càng thâm hụt lớn thì thiệt hại càng lớn.
Vì thế, khi có những vấn đề phát sinh, ví dụ như tăng áp lực lạm phát trong nước, làm tăng giá hàng hóa phi trao đổi thương mại tương đối so với hàng hóa có thể trao đổi thương mại (tức lên giá thực của bản tệ), dẫn đến thâm hụt thương mại thì cần phải phá giá ngay từ đầu để không xảy ra thâm hụt thương mại.
Phá giá có thể và nên đi kèm với chính sách tăng cầu (chẳng hạn hạ thuế) để giảm thiểu tác động phụ lên tăng trưởng trong ngắn hạn.
Tớ suy ra thêm, giảm phụ thuộc vào vốn (tức nợ) nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt thương mại cũng là một biện pháp để phòng tránh khủng hoảng và giảm tăng trưởng trong dài hạn. Vì nếu ít phụ thuộc thì dù nguồn vốn nước ngoài có trở nên khan hiếm hay đắt đỏ hơn (như bây giờ) thì áp lực phải phá giá để giảm thâm hụt thương mại vẫn không quá lớn. Mà để giảm phụ thuộc vào vốn nước ngoài thì cách hiệu quả nhất lại là duy trì cán cân thương mại thăng bằng (ít thâm hụt nhất có thể), và có nghĩa là phải thường xuyên phá giá (ở những mức độ nhỏ hơn) để điều chỉnh cán cân thương mại mỗi khi xuất hiện sự mất cân đối đáng kể.
Tỷ giá dường như là công cụ chính sách có hiệu quả nhất trong việc lập lại cân bằng thương mại vì các công cụ khác tỏ ra không có mấy hiệu quả và/hoặc bị hạn chế sử dung. Các nước kinh tế thị trường (chưa kể VN) không phải là không biết, không có các công cụ khác nhưng rốt cuộc vẫn phải phá giá, bất chấp cả một quá trình dài loay hoay với nào là cải cách, nào là tái cơ cấu nền kinh tế (mà VN đang lặp lại như con vẹt).
Kết luận lại, để phát triển an toàn và ổn định trong dài hạn, tốt nhất phải đạt được cân bằng trong các cân đối vĩ mô. Mọi sự đốt cháy giai đoạn, phát triển nóng bây giờ đều phải trả giá sau này, không sớm thì muộn, và sự trả giá đó là cần thiết để nền kinh tế lập lại những cân bằng mới.
Cám ơn đồng chí đã quan tâm.
ReplyDeleteĐồng chí TS Phan kêu phải phá giá tiền đồng coi bộ có "ép phê" rồi. Nghe nói CP đề nghị tăng mức bội chi NS, tức là đang thiếu tiền , mà thu từ thuế phí thì chỉ có giãm chứ không thể tăng, nên chỉ còn trông chờ và dầu thô, khoáng sản, xuất khẩu... mà nếu để tỷ giá như củ thì đâu có thêm nhiều tiền VND được nên sẽ phá giá thôi.
ReplyDeleteMai tớ có bài trên TBKTSG nâng bi đồng chí X về chuyện tỷ giá, đồng chí đón xem nhé.
ReplyDelete