Friday, 13 September 2013

Sao chúng nó ăn dầy thế?

Tình cờ hôm nay có một bạn làm tại một tờ báo hỏi ý kiến tớ về chuyện nông dân bán cá tra bị doanh nghiệp xuất khẩu ép giá chỉ có 1 USD/kg, trong khi doanh nghiệp xuất với giá 2,5 USD/kg. Đại loại bạn này thấy bất bình cho nông dân quá, và thấy căm doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vì độc quyền (?) nên ra sức chèn ép nông dân quá.

Tớ hoảng quá, vội phải nói ngay rằng chẳng phải vô cớ tự nhiên nó mua giá thấp, bán giá cao được thế đâu. Vì hôm lâu lâu tớ về gặp ông gì người Mỹ của AmCham, nói chuyện thì mới được biết rằng để đưa được hàng nhập khẩu vào các siêu thị Mỹ, ví dụ như Walmart thì doanh nghiệp (VN) phải đáp ứng được một loạt điều kiện mà nhiều trong số đó rất khắt khe, khó thực hiện (tớ nghe không thôi mà ù hết cả tai vì chẳng hiểu mô tê gì, lằng nhằng cực). Bởi vậy thường doanh nghiệp phải xuất qua một công ty trung gian của/ở Mỹ sẽ thực hiện những thủ tục này. Đương nhiên như vậy thì chi phí sẽ đội lên. Doanh nghiệp đâu có phải là được hưởng hết phần chênh lệch giữa giá mua đầu nguồn với giá bán cuối nguồn đâu?

Thứ nữa, tớ nói với bạn này rằng bị ép giá vậy mà nông dân vẫn tiếp tục nuôi và bán cá tra cho doanh nghiệp xuất khẩu thì chứng tỏ mức giá vậy vẫn có lãi, và có khi họ kêu thế để được trợ cấp từ chính phủ. Nếu không thì đương nhiên họ sẽ phải đóng ao (và bạn này xác nhận rằng có thế thật) và cái bọn doanh nghiệp dã man kia sẽ hết đường ép giá.

Ngược lại, vì xuất khẩu là tự do cạnh tranh (đúng thế không nhỉ?) nên lẽ thường nếu doanh nghiệp này mà ép giá quá đáng thì nông dân sẽ tự biết mà không bán cho nó nữa, mà bán cho thằng khác. Nhưng nếu họ vẫn cứ phải bán cho bất cứ thằng nào thì chứng tỏ một điều rằng cung đã quá dư thừa. Đương nhiên lúc đó doanh nghiệp, bất kể dã man hay không, không ngu gì mà không ép giá. Còn nông dân nếu khôn ra thì hoặc phải đóng ao, hoặc phải chọn thời điểm nuôi và xuất cá. Không làm được thế, tức ngược lại với khôn, thì đương nhiên phải trả phí không khôn, và tớ kết luận rằng đời có công bằng lắm đâu.

Để thêm phần thuyết phục, tớ mới nói rằng ở VN rất hay có cái kiểu nói thế này. Mớ rau muống mua tại ruộng chỉ có 1.000 đồng, thế mà về đến chợ được bán với giá 5.000 đồng, chứng tỏ bọn con buôn ăn lãi cực nhiều, và cần phải có biện pháp cắt giảm cái lợi nhuận vô ý này đi. Tớ phải nói rằng nếu thấy ngon, sao không đi buôn rau đi? Ai thức khuya, ai dậy sớm đi chợ mua rau, thồ trên xe mấy chục km mang về chợ, chịu tai nạn, chịu thiệt khi rau hư hỏng, thuế chợ, làm luật v.v... để đổi lấy cái giá bán như vậy?

Chuyện sữa trẻ em cũng vậy. Thiên hạ sôi sục khi thấy giá nhập và giá bán lẻ quá chênh nhau. Tớ không biết rõ lý do nhưng thấy không ngạc nhiên lắm nếu giá chênh lệch vậy, vì xét ra thị trường sữa là thị trường hình như khá là cạnh tranh đấy chứ, từ đầu nhập đến đầu bán lẻ, nên khó có khả năng một doanh nghiệp nào đó làm giá (ở mức đủ lớn) được, theo kiểu giá độc quyền hoặc gần độc quyền.

Tớ chưa kịp nói với bạn ở trên, khi hình như bạn ấy ấm ức muốn đề xuất nhà nước phải can thiệp vào cái tình trạng ép giá cá tra như nói trên. Tớ muốn can bạn ấy rằng hãy để thị trường tự điều chỉnh. Cứ can thiệp thì nhà nước tiếp tục tốn tiền trợ cấp cho nông dân tiếp tục nuôi để càng ngày càng dư thừa, còn doanh nghiệp thì hoặc là tha hồ ép giá, hoặc là lại lấy tiền trợ cấp của nhà nước (ví dụ như vay với lãi suất 0% để mua cá như với mua tạm trữ lúa). Đây là một điển hình cho phân bổ lãng phí nguồn lực trong nền kinh tế. Xét cho cùng, (một bộ phận) nông dân không nuôi cá tra thì sẽ tự khắc tìm được cái gì đó để làm, chứ có phải cứ thế bó tay chịu chết đâu? Sao cứ phải dồn nguồn lực (cả công lẫn tư) vào đó làm gì?

8 comments:

  1. Thị trường tự do và ngành nông nghiệp

    Nếu để thị trường tự do điều chỉnh, lẽ đương nhiên người nông dân khi bị thua lỗ vì ép giá sẽ tự động cắt giảm sản xuất và tìm cái gì đó để làm, như làm công nhân hoặc chuyển sang nghề khác. Thực tế, có nhiều rào cản khiến người nông dân không dễ dàng để chuyển đổi như vậy.

    Thứ nhất, vì mục tiêu an ninh lương thực, nên việc từ trông cây (chăn nuôi) này qua trồng cây (chăn nuôi) khác sẽ không được chấp thuận bởi chính quyền địa phương. Thứ hai, các chính sách đối với người di cư như đăng ký hộ khẩu thường trú không giúp người di cư có thể tận dụng tốt hơn cơ hội việc làm và thu nhập ở những nơi khác. Họ cũng phải thận trọng nghĩ đến chuyện học hành của con cái khi vướng phải quy định này. Thứ ba, mua bán ruộng đất (để dồn nguồn lực cho cái khác) cũng không dễ dàng vì nông dân chỉ được giao quyền sử dụng đất.

    Ngược lại, có nhiều lý do để nhà nước trợ cấp, đầu tư nguồn lực cho nông dân nông thôn. Lý do quan trọng nhất là tính không chắc chắn trong sản xuất nông nghiệp. Làm nông luôn đối mặt với rủi ro về thời tiết, sâu bệnh và rủi ro về thị trường, ví dụ như Ấn Độ vốn nhập khẩu lúa nhiều, nay nông dân nước họ sản xuất được mùa và nhập khẩu lúa ít hơn. Hai điều này làm biến động giá nông sản rất nhiều và nông dân không có nhiều tích lũy (vốn, kỹ thuật) để chống chọi.

    Tiếp nữa là tiếp cận thông tin. Các DN xuất nhập khẩu có lợi thế hơn về thông tin chính sách, thông tin thị trường hoặc vận động để điều điều chỉnh chính sách có lợi cho họ so với nông dân, họ sẽ tận dụng để ép giá. Và vì đường sá không thuận lợi nên chỉ một thương lái (cá nhân, DN) sẽ có khả năng về tới tận đồng ruộng để mua, còn nông dân thì không thể ra thị trấn (nơi có nhiều lựa chọn hơn) để bán.

    ĐN

    ReplyDelete
  2. Vấn đề là nếu cứ tiếp tục cách làm như hiện nay thì tất cả đều thiệt hại. Tiếp tục trồng lúa và xuất khẩu gạo thì giá xuất sẽ tiếp tục đại hạ, nông dân thiệt, nhà nước thiệt, có khi chỉ có doanh nghiệp xuất là được lợi (khi/vì có hỗ trợ của nhà nước). Với lúa thì còn đỡ vì hình như chưa bị áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp, nhưng với những thứ khác như tôm, cá tra v.v... thì cách làm này sẽ càng đẩy tất cả xuống hố vì những ngành này đã và sẽ tiếp tục bị chống bán phá giá ở nước ngoài.

    Vậy câu hỏi được đặt ra là liệu có thể tiếp tục cách làm như hiện nay được bao lâu? Đành rằng phải hỗ trợ nông dân, nhưng có lẽ không thể hỗ trợ kiểu như hiện tại. Và đành rằng (làm) nông dân là khổ nhưng, như tớ nói, đời không công bằng lắm. Ở xã hội nào thì cũng phải chấp nhận có một bộ phận dân chúng chịu thiệt thòi,và không thể lấy của người khác để giúp họ mãi được, đơn giản vì của người khác cũng chẳng có nhiều (vô tận), và cũng chẳng thể giúp mãi được, kể cả với những nước giàu.

    Nhiều lần đọc báo chí về cái nghèo, về nông dân, tớ phải nghĩ thế này, nghèo khó đúng là không phải là cái tội, nhưng nghèo khó cũng không phải là cái cớ để ăn vạ xã hội, bắt cả xã hội làm con tin.

    Về chuyện doanh nghiệp có lợi thế so với nông dân, như tớ đã nói trong ví dụ về buôn rau. Không có những doanh nghiệp như vậy thì ai sẽ lặn lội đến tận ruộng để mua? Nếu chỉ có một doanh nghiệp đến ruộng để mua và ép giá thì chứng tỏ sự hấp dẫn (về mặt lợi nhuận) của mặt hàng đó quá thấp để kéo những doanh nghiệp khác đến mua. Thế thì cái sự ép giá sẽ trở nên dễ hiểu, hiển nhiên, và là phần thưởng cho sự "cống hiến" của doanh nghiệp đó chứ?

    Còn chuyện doanh nghiệp có lợi thế về thông tin, khả năng vận động thì cũng nên thấy là bình thường vì cái này đâu chỉ có ở VN, mà còn ở bất cứ nước nào khi nhóm lợi ích nào đó có nhiều quyền lực hơn, và đây là sự thật phải chấp nhận. Muốn khắc phục thì hãy vươn lên về quyền lực. Không làm được thì phải chấp nhận sự bất công bằng này, và tớ lặp lại rằng đời không công bằng lắm đâu.

    Tóm lại, cứ nghĩ như trên thì sẽ thấy mọi việc không đến nỗi tệ như ta nghĩ lắm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em bổ sung tý thông tin thực tế:
      Hiện người nông dân nuôi cá tra với giá thành khoảng từ 20-23 nghìn VND. Giá bán cách đây 1 tuần độ 19-20.000, lỗ. Nhưng tuần này giá vừa lên 23.000 (hòa) do 2 nguyên nhân:
      - Vào mùa tích trữ cá để xuất, thường là từ nay đến Noel
      - Nông dân treo ao nhiều lắm rồi, không còn nguyên liệu cho chế biến nên giá tăng.
      Dn chế biến cũng phá sản, khó khăn nhiều lắm, do ko có nguyên liệu mà vẫn phải nuôi công nhân.
      Nguyên nhân thì là do quy hoạch phát triển ngành kém. 1 bác DN cho biết là đang đề xuất nuôi cá tra phải có giấy phép, chỉ cho các DN đủ năng lực: có vùng nuôi, có nhà máy chế biến ... làm thôi. Như thế thì thay vì xuất 1.2 triệu tấn, chỉ xuất 800.000 tấn thôi chẳng hạn thì vừa ổn định thị trường, vừa tránh rủi ro. Như giờ là khủng hoảng thừa rồi. Khủng hoảng thừa cũng vì nông dân thấy nuôi có lãi, lao vào làm, doanh nghiệp nhỏ cũng lao vào, rồi thừa thì bán phá giá. Mà giá đến tay nhà máy chế biến còn qua thương lái, DN chế biến muốn mua trực tiếp coi trừng đầu gấu nói chuyện :) ...
      Còn nông dân tất nhiên là khổ rồi, thiếu vốn, kiến thức ... thiếu đủ thứ cả. Không phải là họ khó chuyển nghề khác, chuyển nghề và lên thành phố làm việc nhiều chứ. Nhưng ai dám cho nông dân vay vốn nếu họ dùng vốn không hiệu quả. Cứ kêu thế chứ hỗ trợ mãi thì chỉ rủi ro và hóa ra cổ vũ cho làm ăn manh mún, cá thể?
      Túm lại em đồng ý với bác Ngọc là nên để thị trường quyết định, nhưng cũng phải có "định hướng XHCN": chỉ cấp phép cho các DN có năng lực, bà con nông dân thì phải liên kết thành tổ chức, có năng lực đàm phán mạnh hơn với ông DN. Nguồn cung phải do ngành, hiệp hội kiểm soát. Nói vậy thôi chứ làm dc thì khó lắm, ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, giai khổ có nhà nước lo, hehee

      Delete
    2. Thong tin nay hay day. Tom lai la thi truong the nao cung tu dieu chinh de cac ben tham gia tu biet cach ung xu. Nha nuoc dung co can thiep ma lam roi them thi truong.

      Delete
    3. Vấn đề là cái "định hướng XHCN" ấy còn khuya mới xảy ra ạ. Chỉ cấp phép cho DN có năng lực ư? - Hãy nhìn chuyện cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo xem? Bà con nông dân phải liên kết thành tổ chức ư? - Hãy nhìn những gì Hội nông dân làm, và xem Luật về hội bị trì hoãn bao nhiêu năm rồi? Đồng ý là để thị trường điều chỉnh, nhưng trong cái nền kinh tế với cái cơ chế tệ hại như anh Ngọc luôn nhắc tới, thì chỉ chết nông dân! Anh Ngọc nói "đành rằng phải hỗ trợ nông dân", vậy theo anh, nên hỗ trợ kiểu gì trong hoàn cảnh này?

      Delete
    4. Như vậy, có thể kết luận rằng tại thể chế hết. Thể chế như vậy thì không hy vọng rằng nông dân sẽ khấm khá hơn. Càng xa rời nguyên tắc thị trường trong trường hợp này thì càng tệ hại hơn.

      Về hỗ trợ nông dân, đảng và nhà nước ta đã có nhiều cố gắng, quyết liệt cố gắng hỗ trợ rồi đấy chứ (tớ không phải là đảng viên nhé hehe)? Chuyện trợ cấp hộ nghèo cũng là một ví dụ. Vì thế, nếu hỏi tớ thì tớ sẽ lọc ra một số biện pháp hỗ trợ trong số những biện pháp mà đảng và nhà nước đang làm và cho rằng có thể tiếp tục, chủ yếu dựa trên nguyên tắc nhân đạo (đói thì cứu đói, thất học thì miễn học phí.... nhưng không giúp đỡ cái kiểu phi thị trường như trợ giá thu mua lương thực).

      Delete
  3. Tôi đồng ý là cơ chế thị trường điều chỉnh hành vi của DN và nông dân. Khi nông dân nhận thấy bị ép giá vì dư thừa cung, họ sẽ đóng (treo) ao, sau thời gian giá sẽ tăng trở lại để cân bằng thị trường.

    Tuy nhiên, không thiếu những bằng chứng cho thấy thương lái tung tin thất thiệt để làm giá mà phần thiệt là người nông dân thiếu thông tin-thất bại thị trường. Ví dụ, thương lái TQ thu mua lá điều khô, vỏ dừa, khoai lang ... với giá cao rồi bán lại cho chính người nông dân với giá cao hơn vì người dân kỳ vọng giá sẽ còn cao hơn, sau đó giá thu mua đột ngọt giảm, lúc này nông dân ôm thua lỗ vào mình.

    Không thể để mặt nông dân với thị trường, họ cần nhà nước can thiệp bằng công tác quản lý, kiểm soát. Nếu e ngại những chính sách trợ cấp sẽ làm rối thị trường, thì ít ra người nông dân (đa phần là thuộc nhóm thu nhập thấp) cũng được hỗ trợ gián tiếp như dịch vụ công, đường sá, kênh mương, điện thắp sáng và sản xuất... Đến lược, hạ tầng cơ bản này sẽ giúp tăng năng suất nông nghiệp.

    Điều đáng buồn là người dân thành phố lại nhận được nhiều phúc lợi, dịch vu công ích hơn so với người dân nông thôn (đa phần là nông dân).

    Tóm lại, cơ chế thị trường mang lại lợi ích cho các bên, nhưng sẽ tốt hơn với người nông dân, nếu họ được quyền di cư, tự do chọn trồng cây gì, nuôi con gì trên mãnh ruộng của họ (tất nhiên là không tổn hại đến lợi ích xã hội), có sức mạnh đám phán với DN.


    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ đồng ý rằng nhà nước it nhiều phải quan tâm đến nông dân, tạo điều kiện cho họ có cái cần câu. Nhưng không thể đòi hỏi thành thị như thế nào thì nông thôn như thế. Thế nên mới luôn có cái gọi là nông thôn và thành thị, và thế mới luôn có chuyện người trẻ tuổi ra thành phố để làm ăn, sinh sống (không chỉ ở VN).

      Chuyện nông dân tự đối mặt với thị trường, nên chịu rủi ro này kia, vì thế không nên để họ đối mặt với thị trường và nhà nước phải quản lý là kiểu suy nghĩ cũng tương tự như kiểu suy nghĩ nhà nước là cha mẹ của dân, phải chăm lo, quản lý, giáo dục, uốn nắn và hướng dẫn dân. Nếu đặt được vấn đề như vậy rồi thì sẽ thấy cái suy nghĩ ở vế trước là không thích hợp.

      Bản thân tớ thì không cho rằng nông dân (nhìn chung) là dại dột, ngu ngốc thế đâu; hoặc không chỉ nông dân mới dại dột, ngu ngốc thế mà nhiều người thành phố cũng vậy cả thôi. Chuyện nuôi chó Nhật, chơi chứng khoán, buôn bất động sản chẳng qua cũng là vậy, xét về bản chất, đúng không?

      Chuyện tự do cho nông dân thì đúng là có vấn đề. Nhưng lại đặt ngược lại câu hỏi, đâu chỉ có nông dân ở VN mới bị vậy, mà ngay cả người ở thành thị cũng ít nhiều bị cản trở đấy chứ? Trong cùng thành phố, đâu có dễ cho con học ở trường thuộc địa phận khác đâu, nếu không muốn chạy tiền?

      Tóm lại, vấn đề không thuộc lỗi của thị trường, mà thuộc lỗi của thằng cơ chế!

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).