Tuesday, 24 September 2013

Tập làm văn (tập 1 của n tập)


Hôm trước có đồng chí em xui tớ viết về đề tài xã hội nữa (chắc thấy tớ càng ngày càng kém về kinh tế). Thì cũng liều một phen xem sao vậy. Phát huy tối đa trí tưởng tượng, tớ quyết định viết về một nhân vật X (không phải đồng chí X mà ai cũng biết đâu nhé) mà tớ gọi là hắn cho nó có vẻ văn vẻ tí chút. Truyện có thể có nhiều phần, tùy thuộc vào trí tưởng tượng và độ hứng của tớ, cũng như độ hứng của các đồng chí bạn đọc.

Đầu năm 1991. Hắn đang học năm cuối ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nói là học, nhưng hắn đã đánh mất thói quen học, mà chỉ còn thói quen đi đến trường (và không học) có lẽ từ năm thứ 2 hay chậm nhất là năm thứ 3 rồi. Hàng ngày, cứ tầm độ 10 giờ sáng gì đó,từ nhà hắn lóc cóc đạp cái xe cuốc mầu mắm tôm cao lều nghều mà bố hắn đi xuất khẩu lao động ở Tiệp gửi về cho hắn đi vào trường, dựng ngay trước cửa giảng đường (ở tầng 1), trong tầm nhìn của hắn từ mấy dẫy bàn trong giảng đường, khóa lại cẩn thận. (Ông bố hắn là người cục tính nhưng rất thương và chiều hắn một cách ngấm ngầm. Để mua được cái xe cuốc này, chắc theo ông là rất hợp với cái dàng cao lều nghều của hắn, hẳn ông phải tiết kiệm tiền lương mấy tháng lao động khổ sai bên Tiệp). Hắn phải khóa xe và dựng ở chỗ mà hắn có thể nhòm ra bất cứ lúc nào vì hắn đã từng bị cắt khóa một con xe đạp ghẻ trước đó, ở một góc khuất của khu giảng đường, báo hại hắn phải đi bộ từ nhà đến trường (may mà không quá xa). Hắn càng có lý do để ghé mắt trông xe khi đang học vì hắn không muốn mất tiền gửi vào bãi trông xe, khi mà phòng học nhìn ngay ra sân, chỗ hắn để xe đạp.

Hình như hắn chẳng mang cái gì đi học thì phải, bút không, mà giấy cũng chẳng có. Hắn không nhớ tại sao lại vào cái giờ đó, cũng có thể là cái giờ mà giáo viên đứng lớp hay điểm danh. Hắn “đi học” chủ yếu vì đến gặp và đưa cô bạn thân học cùng lớp về nhà khi hết giờ. Cô bạn này, tạm đặt tên là Loan, hắn rất thân, đôi lúc hắn cũng tưởng là có tí cái gọi là tình yêu, nhưng ngẫm ra thì chắc không phải. Cô bạn thì đương nhiên cũng rất thân với hắn, còn hắn thì chịu không thể biết là cô nàng có yêu hắn tí nào không (vì hắn chẳng bao giờ hỏi). Hắn thân với Loan trước tiên vì khi làm thủ tục nhập học, hắn mới nhận ra là cô bé này cũng ngồi cùng phòng thi đại học với hắn, và Loan là một trong hai cô gái người Hà Nội duy nhất trong cái lớp có đến hơn 40 mạng của hắn.

Hắn cũng chẳng nhớ là làm cách nào mà hắn qua được mấy năm học cuối khóa khi mà động lực học hắn đã đánh mất ngay sau năm thứ nhất. Những buổi sáng và chiều kinh hoàng nhất với riêng hắn và với cả đám sinh viên là những buổi học 4 đến 6 tiết học toàn Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, hoặc khốn nạn không kém là Lịch sử đảng, hay Triết học Mác Lê Nin, hoặc những cái đại loại như vậy. Thực ra, những môn học gắn với mấy cái chữ đến đau bụng này không phải hoàn toàn, không luôn tồi tệ. Ít nhất là với hắn, kỳ học đầu tiên của năm thứ nhất, môn học Kinh tế chính trị là môn học khá thú vị, chủ yếu do công lao của một ông thầy già, trông khắc khổ và nghèo nàn với trang phục thiếu vải (tức là quần ống thấp ống cao). Ông thầy nói không cần nhìn giáo trình, biết đặt câu hỏi đánh thức và bắt động não lũ sinh viên theo lẽ thường là đang ngủ gật trong giờ. Hắn đã từng xung phong giơ tay trả lời ông thầy này vài lần. Có lúc đúng, có lúc sai, nhưng đại loại là nó cho hắn cái cảm giác mà sau này du học hắn mới biết, mới hiểu.

Hoặc với những môn nghe rất oái oăm, hình như là Đạo đức Xã hội chủ nghĩa, hắn thậm chí còn đạt cực khoái khi rinh về một con 10 cho bài tiểu luận xuất sắc (!) viết về tình yêu của con người mới xã hội chủ nghĩa!!! Đó là năm thứ 2 thì phải, là năm mà hắn thậm chí còn chưa có lấy cái gọi là mảnh tình vắt vai. Hắn vẫn còn nhớ, bài tiểu luận đó, hắn viết (bằng bút, tất nhiên, chứ làm gì có máy tính và máy in như bây giờ) có nhẽ đến cả chục trang, và đến bây giờ hắn vẫn còn phục hắn là tại sao hắn lại có thể bịa ra dài (và hay, tất nhiên) như vậy được cơ chứ. Buồn cười nhất là hắn mang cái đề tài đó đến nhà một cô bạn-bắt-đầu-thân-chứ-không-thể-yêu, dân học ngoại ngữ, khoa tiếng Nga, vốn văn chương khá là lai láng, để bảo cô ấy triển khai mấy đường cho hắn xem. Kết cục là hắn thấy một trang giấy với khoảng chục dòng rồi... tắc tị! Hắn hả hê lắm, nghĩ bụng tưởng gì, hóa ra mình còn kinh hơn bọn này.

Nhưng tình hình bắt đầu tệ đi kể từ đó, với những đồng chí thầy đứng suốt cả mấy tiết học đều đều đọc giáo trình ra cho lũ sinh viên đói ăn, thiếu áo ngồi dưới chép lia lịa. Giờ nghĩ lại, hắn cho rằng thầy đọc vậy vì cũng chẳng nhớ, chẳng hiểu gì về những cái thầy đang giảng (quên, đang đọc) – một cảm giác nữa mà nhiều năm sau này hắn đã trải nghiệm khi đứng trên bục giảng cho sinh viên Nhật (hehe). Tinh thần học tập lơ đãng của hắn có lẽ bắt đầu xuất phát từ đấy, với những lần hắn đang thả hồn theo một con chim gì đó đang bay nhẩy trên cái cây cổ thụ ngay cạnh cửa sổ của giảng đường thì thầy giáo gọi giật giọng làm hắn choàng tỉnh, bắt nhắc lại đoạn kinh về xã hội chủ nghĩa thầy vừa đọc xong. Tất nhiên, hắn không phải là Chúa thì sao mà thuộc được, thế là bị kỷ luật gì đó, hình như là một cái dấu đánh trong sổ đen của thầy.

Tất nhiên là hắn không phải là thằng lười. Không học ở trường thì hắn học những cái hắn thích, hoặc cho là cần, hoặc thành mốt, ở bên ngoài. Hắn vẫn nhớ những buổi chiều, tan học, đạp xe trên đường Giải phóng thì phải để đến lớp học tiếng Anh, tiếng Pháp cùng với mấy thằng ngoại trú người Hà Nội của lớp hắn, lẽo đẽo đi sau mấy em tóc cụt, lải nhải hát bài gì của Trịnh Công Sơn có đoạn “ôi tóc em dài.. đến ngang cổ”. Không nhớ là các em đó phản ứng thế nào, nhưng chắc chắn là hắn và mấy thằng bạn dường như vẫn còn chưa qua tuổi học sinh không có ý định làm quen, cưa cẩm mấy em đi đường đó.

Và hắn cũng không xa lánh xu thế thời đại khi đăng ký học nhảy, còn được gọi là khiêu vũ quốc tế, vì nghĩ là chim gái thì chẳng cái gì hiệu nghiệm bằng cái món này. Chính vì học nhảy, và biết nhảy (khá đẹp, theo hắn) mà quả thật là đời hắn đã thay đổi hoàn toàn, với nhiều biến cố mà có giàu trí tưởng tượng như hắn cũng không bao giờ nghĩ ra được. (Hết tập 1, mời các đồng chí đón đọc số tiếp, đồng thời cho biết cảm tưởng nhé).

4 comments:

  1. Con đường của một sinh viên kinh tế đến chuyên gia kinh tế! hihi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Các đồng chí đừng theo con đường của hắn nhé, không là thành chuyên gia kinh thế thì chết đấy.

      Delete
  2. Đọc thấy hắn quen quen phảng phất đâu đó là mình nhưng hẵn nhiên là không thể bằng hắn được. Đang đợi diễn biến tiếp ....

    ReplyDelete
    Replies
    1. Để tớ xin phép hắn cho tiết lộ thêm các chi tiết và nhân vật đã rồi sẽ chép lại tiếp.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).