https://cafef.vn/viet-nam-nen-lam-gi-voi-tien-so-ngan-hang-trung-uong-20210219110947028.chn
Trên thế giới
ngày càng có nhiều ngân hàng trung ương bắt đầu nghiên cứu và/hoặc phát hành tiền
số của mình, gọi tắt là CBDC. Mới đây nhất, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã
đưa đồng tiền số của mình vào thử nghiệm với các đối tác thương mại.
Không phải ngẫu
nhiên mà các ngân hàng trung ương trở nên mặn mà với tiền số (CBCD) đến như vậy.
Có người đã thẳng thừng chỉ ra rằng nỗ lực tạo ra và phổ biến tiền số đơn thuần
chỉ là một hành động tự vệ của ngân hàng trung ương.
Tại sao các ngân
hàng trung ương phải hành động tự vệ? Bởi họ đang thấy có sự đe dọa cho vị trí
độc tôn trong việc kiểm soát tiền tệ và cung tiền.
Vậy ai đe dọa tước
đoạt, làm lung lay vị trí này? Đó là các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán
như Alipay. Đó cũng là các đồng tiền điện tử, tiền ảo khác đã, đang và sẽ được
tạo ra bởi tổ chức phi nhà nước.
Tuy vậy, để viễn
cảnh một ngày nào đó ngân hàng trung ương có thể trực tiếp tạo ra về mặt điện tử
các CBDC sẵn sàng cho người dân chi tiêu thông qua điện thoại di động thành sự
thật thì hàng loạt thách thức, trở ngại
cần phải được giải quyết ổn thỏa.
Trở ngại trước
tiên là sự riêng tư, bảo mật không được đảm bảo trong việc sử dụng CBDC như với
tiền mặt hay các công cụ thanh toán số khác. Không thể loại trừ khả năng các cơ
quan chức năng sẽ lạm dụng để theo dõi các giao dịch vượt quá quyền hạn hay sự
cần thiết như được yêu cầu trong công tác phòng chống rửa , tiền và các tội phạm
tài chính khác. Đối với đồng tiền số của Trung Quốc đang được thử nghiệm, cơ
quan chức năng nước này cho phép “sự ẩn danh có kiểm soát”, có nghĩa là người
thực hiện các giao dịch có thể không biết được nhau nhưng ngân hàng trung ương
thì biết được ai với ai.
Để khắc phục khiếm
khuyết lớn này – là khiếm khuyết không thể chấp nhận được ở các nước phương
Tây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang xem xét đến một loại phiếu
(voucher) ẩn danh, cho phép người sử dụng chuyển một lượng tiền số nhất định
trong một thời gian xác định trước.
Nhưng do hạn chế
về số tiền và thời gian có thể chuyển nên loại voucher kiểu này lại vi phạm
nguyên tắc căn bản của tiền tệ là người sử dụng có thể chuyển bao nhiêu vào thời
điểm nào cũng được. Do đó, tiền số kiểu này chắc chắn sẽ không được đón nhận và
sử dụng rộng rãi.
Trở ngại thứ hai
cho việc phát hành và phổ cập tiền số CBDC là người sử dụng bắt buộc phải có điện
thoại thông minh và mạng Internet. Như vậy, nếu người nghèo, ở vùng sâu, vùng
xa không có mạng và cũng không có điện thoại thông minh thì sẽ không tiếp cận
và sử dụng được tiền số (tất nhiên sẽ do quốc gia phát hành). Vì khả năng này
là một điều chắc chắn trong một thời gian nữa nên việc phát hành và phổ cập tiền
số ở nhiều nước sẽ phải đối mặt với những vấn đề như bất bình đẳng và loại trừ
tài chính (financial exclusion).
Một trở ngại lớn
khác là sử dụng tiền số CBDC có nghĩa là người sử dụng CBDC để thanh toán cho nhau
có thể không cần đến sự có mặt của các ngân hàng thương mại. Do tiền gửi thanh
toán của khách hàng và doanh nghiệp là một nguồn vốn lớn và chi phí thấp đối với
các ngân hàng thương mại nên việc người sử dụng không gửi tiền vào ngân hàng
thương mại để dùng cho các giao dịch thanh toán sẽ làm thiệt hại lớn cho các
ngân hàng thương mại.
Cho đến nay vẫn
chưa có giải pháp nào để khắc phục trở ngại này, trừ khi ngân hàng trung ương
muốn thấy hệ thống ngân hàng thương mại bị suy yếu, bất ổn khi CBDC được phát
hành và phổ cập nhanh chóng, rộng rãi và cấp tập.
Ngoài ba trở ngại
trên, việc phát hành và sử dụng CBDC tất nhiên sẽ còn phải đối mặt với nhiều trở
ngại khác mà báo chí đã phân tích. Do sự bất cập, thiếu vắng các giải pháp hiện
thời nên quá trình nghiên cứu, tạo dựng và phát hành CBDC ở nhiều nước sẽ cần
nhiều thời gian. Nhiều nước sẽ phải nhìn nhau, chờ nhau và học hỏi kinh nghiệm
của nước đi trước để biết nên làm thế nào cho đúng. Mỹ là một trong những điển
hình cho thái độ “chờ xem” này khi mà Chủ tịch Fed Powel nói rằng điều quan trọng
là (làm) đúng chứ không phải là (trở thành người) đầu tiên, mặc dù Mỹ cũng đang
có dự án xây dựng và thử nghiệm một đồng đô la số của mình.
Đối với Việt Nam,
trước các khiếm khuyết và trở ngại của tiền CBDC và trong khi chưa có những giải
pháp hữu hiệu để khắc phục, điều này không có nghĩa là Việt Nam nên đứng ngoài
cuộc chơi, tự tách mình khỏi xu hướng chung của thế giới trong việc phát hành
và phổ biến CBDC, đặc biệt khi xét đến các lợi ích mà CBDC mang lại. Nói cách
khác, trước khả năng tiền số CBDC phát triển nhanh chóng trên thế giới, sẽ là bất
cập nếu Việt Nam tiếp tục đánh đồng mọi loại tiền số và tiếp tục không chấp nhận
tiền số (làm phương tiện thanh toán) như hiện tại, ít nhất là để phòng trường hợp
Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền đồng điện tử.
Trong giai đoạn tiền số CBDC vẫn còn “tranh tối tranh sáng” như hiện nay, điều tối thiểu Việt Nam cần làm là phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với tình huống trong đó việc phát hành và phổ cập CBDC đột ngột trở nên nhanh chóng và phổ biến trên thế giới. Ở tư thế chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng, Việt Nam sẽ biết mình phải làm gì ngay cả khi vẫn không thấy tiền số là điều đáng quan tâm hay quyết định không phát hành tiền số của riêng mình.
No comments:
Post a Comment