Sunday 11 April 2021

Ý đồ đằng sau 'Con đường tơ lụa số' của Trung Quốc (Bài đăng trên TBKTSG, 11/4/2021)

https://www.thesaigontimes.vn/315219/y-do-dang-sau-con-duong-to-lua-so-cua-trung-quoc.html

Covid-19 đã tác động mạnh đến sự triển khai Sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng “Một vành đai, một con đường” (BSI) của Trung Quốc. Bloomberg trích số liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết có đến 20% các dự án cơ sở hạ tầng trong BSI bị “ảnh hưởng nghiêm trọng” bởi Covid-19. Nhiều nước đang phát triển tham gia vào dự án đã phải đề nghị Trung Quốc đàm phán lại hoặc xóa nợ cho các khoản vay cho các dự án thuộc BSI. Có những nước như Sri Lanca cũng đã được Trung Quốc xóa một phần nợ.

Tuy nhiên, cần lưu ý là BSI không chỉ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng vật lý như đường xá, cầu cổng, cảng biển mà còn có một mảng quan trọng là phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, còn gọi là Con đường Tơ lụa Số (Digital Silk Road), bao gồm không chỉ mạng không dây 5G do Huawei và các nhà cung cấp khác từ Trung Quốc đảm trách mà còn nhiều thứ khác như các ứng dụng (app) thanh toán di động WeChat Pay của Tencent và AliPay của Ant Group (Alibaba) và các ứng dụng trên nền tảng công nghệ blockchain.

Và trong khi các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vật lý bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 thì các dự án phát triển công nghệ số của Trung Quốc với các nước đối tác tham gia BSI trong các lĩnh vực lại đang được Trung Quốc tiếp tục rót vốn phát triển mạnh, đặc biệt là các dự án phát triển các ứng dụng trên nền tảng blockchain.

Đáng lưu tâm là trong khi Mỹ, châu Âu và một số nước đồng minh của họ đang cấm cửa, hoặc đang bận tâm tranh luận có nên cấm cửa Huawei triển khai mạng viễn thông 5G của nó thì dường như họ đang xem nhẹ hoặc không bận tâm đến rủi ro an ninh mang đến từ việc bỏ ngỏ cửa để Trung Quốc phát triển và áp dụng các ứng dụng dựa trên blockchain trên lãnh thổ của họ, với các đối tác trong nước của họ.

Blockchain là các hệ thống quản lý dữ liệu được mã hóa và phân tán có khả năng xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ một cách nhanh chóng, rẻ tiền và an toàn, không bị bên thứ ba can thiệp. Về hiệu quả của ứng dụng blockchain, hãng tàu Yuanben, ví dụ, cho biết blockchain cho phép hãng này theo dấu hơn 50 triệu món hàng với số liệu liên quan được lưu trữ tại các mạng máy tính ở Trung Quốc, châu Âu, và Mỹ. Còn Alibaba thì sử dụng sổ cái blockchain của mình để khách hàng của nó tại Trung Quốc theo dấu vô số hàng hóa từ 50 nước trên thế giới. Alibaba cũng đã sử dụng blockchain để    mang dịch vụ ngân hàng đến cho hơn 2 tỷ người “không tiếp cận được ngân hàng” trên thế giới.                    

Tuy vậy, blockchain trong BSI thì lại bị biến tướng đi. Chẳng hạn, Alibaba đã nộp đơn bảo hộ bản quyền cho sáng chế “can thiệp hành chính” – cho phép một bên thứ ba, ví dụ như các cơ quan chức năng của Chính phủ, can thiệp để làm ngừng cái gọi là các “hợp đồng thông minh” (smart contracts – các hợp đồng số trên nền tảng blockchain) hay đóng băng các tài khoản nếu muốn.

Gần đây hơn và là một bước tiến quan trọng hơn, Cơ quan Quản lý Mạng Trung Quốc (CAC) đã ban hành các quy định yêu cầu các công ty blockchain Trung Quốc phải đăng ký với CAC và nộp các dữ liệu cá nhân của người sử dụng. Những can thiệp để giành lấy sự tập trung hóa và quyền kiểm soát này đe dọa không chỉ làm xói mòn một lý do chính để sử dụng công nghệ blockchain từ ban đầu – thuật mã hóa không thể bẻ vỡ, hoạt động song song cùng lúc trên nhiều máy tính phân tán thay cho các tổ chức được tập trung hóa. Hành động của Alibaba và CAC cũng mở toang cánh cổng pháp lý cho chính quyền Trung Quốc theo dõi và giám sát các giao dịch và dữ liệu, nhân bội sức mạnh kinh tế và chính trị của các blockchain của nước này.

Trong bối cảnh các công ty Trung Quốc ngày càng quốc tế hóa và mở rộng dấu chân ra thế giới qua BSI, những quy định pháp lý trên của CAC sẽ nhanh chóng tác động đến người tiêu dùng toàn cầu. CAC thông báo rằng tính đến ngày 13/3 đã có 197 blockchain đăng ký thành công với CAC. Mặc dù CAC không cho biết dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng nước ngoài có bị đăng ký hay không nhưng những công ty hàng đầu của Trung Quốc tham gia vào BSI như Alibaba và JD (là công ty mà Tencent có nắm cổ phần) có tên trong danh sách đăng ký này.

Kết quả là người tiêu dùng và các công ty trên thế giới có giao dịch với Trung Quốc có khả năng sẽ để lại dấu vết trên các sổ cái số có vai trò như một cánh cửa hậu cho chính quyền Trung Quốc xâm nhập và thu thập các dữ liệu riêng tư, bảo mật của các cá nhân và công ty nước ngoài. Đáng tiếc là rủi ro này hầu như chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng mực ở nhiều nước trên thế giới.

Chưa hết, năm ngoái Trung Quốc đã tung ra Mạng Dịch vụ Blockchain (BSN). BSN được thiết kế để lợi dụng thế mạnh của blockchain nhằm cung cấp cho các nhà phát triển phần mềm một lựa chọn rẻ tiền thay cho việc phải thuê các server lưu trữ hiện tại đắt đỏ hơn. Một số dự án blockchain lớn đã tham gia BSN, tích hợp các chuỗi (chain) của mình với BSN và, do đó, cho phép các nhà phát triển phần mềm tạo ra các ứng dụng trên một BSN lớn hơn và rẻ hơn.

Sự tích hợp kiểu này sẽ giúp Trung Quốc sớm hiện thực hóa được tham vọng đặt cơ sở hạ tầng mạng của nhiều nước phương Tây dưới sự ảnh hưởng của mình. Ngay Sách trắng của BSN cũng viết rõ: “Một khi BSN được triển khai toàn cầu thì nó sẽ trở thành mạng hạ tầng toàn cầu duy nhất được tự chủ phát triển bởi các chủ thể Trung Quốc và theo đó sự truy cập vào mạng này nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc”.

Nêu ra viễn cảnh bị kiểm soát này, Ủy ban Đối ngoại Mỹ ngày 23/3 đã cảnh báo rằng BSI “đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho lợi ích kinh tế, chính trị, biến đổi khí hậu, an ninh của Mỹ và sức khỏe thế giới”. 

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).