Saturday, 17 April 2021

Học được gì từ vụ lừa đảo kiểu Madoff? (Bài đăng trên CafeF, 16/4/2021)

https://cafef.vn/hoc-duoc-gi-tu-vu-lua-dao-kieu-madoff-20210416071736839.chn 

Hẳn không ít người vẫn còn nhớ cái tên quá tai tiếng Bernie Madoff. Ông này là tác giả của vụ lừa đảo tài chính kiểu Ponzi lớn nhất mọi thời đại, ước tính gây thiệt hại cho các nhà đầu tư tới 65 tỷ đô la Mỹ khi “bị lộ” vào thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Madoff đã qua đời hôm 14/4 trong tù ở tuổi 82. Tuy vậy, với những thủ đoạn tinh vi khai thác bản tính con người để trục lợi mà ông ta đã để lại cho đời, chắc sẽ còn nhiều Madoff khác xuất hiện và biến rất nhiều người thành nạn nhân của họ.

Thông thường khi đưa tiền cho ai, tổ chức nào đó để tiến hành “dự án đầu tư”, nếu bạn là người khôn ngoan, nhạy bén thì chắc sẽ cảnh giác, nghi ngờ khi thấy họ có những biểu hiện sau.

Thứ nhất, họ không nhất quán, vô kỷ luật. Dự án không cho thấy có sự nhất quán với nhau giữa các bộ phận/cấu phần; các chứng từ/giấy tờ không được lưu trữ cẩn thận; khách hàng không nhận được các báo cáo cập nhật tình hình định kỳ được chuẩn bị một cách bài bản, công phu và chi tiết; bạn muốn rút tiền mặt ra nhưng sẽ không (dễ) rút được.

Thứ hai, họ hứa hẹn, vẽ ra những con số quá tuyệt vời, tốt đến độ không thể tin được.

Thứ ba, họ luôn tìm cách kích thích, đánh vào lòng tham muốn kiếm tiền nhiều và nhanh của bạn.

Thứ tư, họ luôn khuyếch trương, quảng cáo rùm beng, “nổ” với mọi người, mọi nơi, mọi lúc có thể về dự án của mình với những lời có cánh để sao cho càng nhiều người tham gia càng tốt.

... Nhưng, thứ năm, trong khi chẳng mấy ai biết rõ họ là ai với ai, ngoài những điều họ tự xưng.

Nếu đúng bạn đã nghi ngờ và tránh xa những người chủ dự án đầu tư như vậy thì xin chúc mừng! Bạn đã và chắc sẽ thoát được nhiều cạm bẫy đầu tư, những kiểu “làm giàu không khó” mà nhiều, rất nhiều người khác đã bị mắc bẫy.

Nhưng nếu ông chủ các dự án đầu tư lại có những biểu hiện, có cách cư xử hoàn toàn ngược lại với năm điều nêu trên thì chắc bạn sẽ tin tưởng (hoàn toàn) vào ông ta phải không?

Nếu bạn tin vào người như vậy thì xin chia buồn! Bạn rất có “tiềm năng” làm khách hàng của một Madoff thứ n!

Ở điểm thứ nhất nói trên, Madoff làm ngược lại một cách xuất sắc, ở từng khía cạnh được nêu. Thậm chí, ông ta còn trình ra cả một danh sách dài những cổ phiếu với biến động lỗ lãi hàng tháng mà ông ta nói rằng khách hàng đang sở hữu qua quỹ của mình. Tất nhiên là nếu bạn “lăn tăn”, muốn kiểm tra chéo bằng cách cộng dồn các con số lỗ lãi chi tiết này thì bạn sẽ thấy nó khớp với con số lỗ lãi tổng quát mà công ty Madoff báo cáo với nhà đầu tư định kỳ! Vậy nếu bạn là nhà đầu tư không chuyên, liệu bạn có nghi ngờ các báo cáo của Madoff là “bịa” không? Chắc không!

Ở điểm thứ hai, Madoff biết rõ rằng người ta sẽ hoài nghi ngay vào những thứ “too good to be true” (tuyệt đến độ không thể tin được). Về tổng thể thì kết quả đầu tư của Madoff đúng là quá tuyệt. Nhưng kết quả từng năm một thì trông không tuyệt quá. Ông ta chỉ đơn giản là nhập lãi gộp loanh quanh 10%/năm, năm này qua năm khác, vào khoản đầu tư của bạn, nhưng như thế cũng đã quá đủ để khoản đầu tư của bạn trở nên “khủng” sau nhiều năm “đầu tư” với quỹ của Madoff. Ông ta không bao giờ tuyên bố là mang lại mức lợi nhuận cao hơn thế, kể cả khi thị trường tăng đến 20%. Chỉ sau nhiều năm “đầu tư” thì sự lừa bịp của Madoff mới lộ ra; sự nhất quán của Madoff cuối cùng trở thành điều bất khả tín về mặt thống kê, nhưng tự thân sự nhất quán đó lại là hoàn toàn khả tín nếu nhìn từng năm một.

Ở điểm thứ ba, Madoff hành xử mẫu mực đến mức độ khách hàng nạn nhân của ông ta không có nhiều người thuộc dạng tham làm giàu nhanh chóng. Ngược lại, họ thường nhìn nhận đầu tư với Madoff là cách làm thận trọng và đáng tin cậy để đảm bảo khoản tiết kiệm của họ tăng trưởng đều đều.

Ở điểm thứ tư, Madoff khôn khéo tạo ra cảm tưởng riêng có cho nạn nhân. Khi bạn ông ta ngỏ ý muốn được góp vốn vào quỹ đầu tư của ông ta thì Madoff sẽ nói ngay rằng quỹ đã đủ rồi và ông ta không thể làm gì được nữa. Nhưng sau đó ông lại mủi lòng và nói có thể có cách giúp bạn. Trong những hoàn cảnh như vậy, người ta thường cảm thấy mình được ân huệ cho tham gia và nghĩ rằng cái mình mua là rất đặc biệt. Tất nhiên thường là các quỹ mà bạn tham gia đó là không được giám sát bởi luật và thiếu minh bạch. Đây cũng là cách mà nhiều quỹ phòng hộ và quỹ đầu tư tư nhân áp dụng.  

Ở điểm thứ năm, Madoff điều hành một công ty môi giới và đã leo lên đến vị trí Chủ tịch của sàn Nasdaq.

Như vậy, Madoff đã có thể lừa gạt bao người trong suốt nhiều năm trời (và có lẽ sẽ còn tiếp diễn nếu khủng hoảng tài chính 2008 không nổ ra) là bởi ông ta hiểu rõ cách để mọi việc yên bình trôi qua mà không làm dấy lên tín hiệu cảnh báo. Con người có lý trí sẽ cảnh giác với những lời hứa quá đẹp đẽ thì ông ta làm cho kết quả của quỹ của mình trở nên khiêm tốn một cách đều đặn, tạo ra một cảm giác rằng quỹ làm ăn rất cẩn trọng, an toàn. Con người có lý trí thì sẽ đánh giá cao những cơ hội trời cho riêng mình và Madoff là người đem lại cho bạn cơ hội đó, bằng cách “dành riêng” cho bạn cơ hội đầu tư vào quỹ làm ăn cẩn trọng của ông ta. Dù doanh nghiệp của ông ta là một doanh nghiệp lừa đảo thì ông ta vẫn làm nó trông như đang kinh doanh nghiêm túc, thật sự, với dịch vụ khách hàng đẳng cấp. Đối với người bình thường và cả những người thông thái, mọi thứ trông đều hợp lẽ, không có gì đáng ngờ.

Biết và nhận dạng được các thủ thuật nói trên sẽ giúp bạn thoát khỏi sập bẫy các dự án đầu tư đa cấp đẹp đẽ trá hình một cách tinh vi, ngoài những trò lừa đa cấp thông thường quá lộ liễu nhan nhản trong xã hội ngày nay.


No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).