Saturday 22 January 2022

Tắc nghẽn hàng hóa: quyết liệt cũng bó tay! (Bài đăng trên KTSG, 13/1/2022)

https://thesaigontimes.vn/tac-nghen-hang-hoa-quyet-liet-cung-bo-tay/

Xin nói chuyện ngoài lề một chút. Tủ lạnh hiệu Hitachi sản xuất tại Nhật của nhà tôi hôm rồi đột nhiên dở chứng, chạy mà chỉ hơi man mát. Gọi điện cho đại lý của hãng Hitachi tại Singapore để sửa chữa thì đại lý bảo bó tay vì đời máy này đã lâu rồi, hãng đã ngừng sản xuất nên không còn phụ tùng thay thế. Đành phải ra cửa hàng điện máy Court gần nhà để tìm mua cái thay thế.

Sau một hồi loanh quanh nghe tư vấn của nhân viên, tôi quyết định chọn mua cũng một cái hiệu Hitachi sản xuất tại Nhật. Mặc dù từ khá lâu đã khá ngán ngẩm với hàng dán mác Made in Japan nhưng vẫn chọn mua chiếc này bởi nó có những tính năng và đặc điểm kỹ thuật hơn hẳn những model cùng hãng nhưng làm ở nước thứ ba, như Thái Lan, hoặc của các hãng khác. Và tất nhiên tiền phải trả cho cái mác này và những tính năng phụ trội thì đắt hơn 3, 4 lần so với những model sản xuất tại Thái Lan.

Nhân viên bán hàng cảnh báo trước là hiện họ không có hàng trong kho, bởi chính sách của Hitachi (không biết các hãng Nhật khác có giống thế không) là chỉ giao hàng trực tiếp từ Nhật, tất nhiên là với các model sản xuất tại Nhật, khi có người mua. Sớm nhất thì cũng phải hơn chục ngày nữa mới có thể giao hàng được. Không còn mấy lựa chọn nên tôi đồng ý.

Đột nhiên hôm trước, cửa hàng gọi điện báo là do vận chuyển (chắc chắn là bằng đường biển) chậm chễ nên chỉ có thể giao hàng vào cuối tháng 2 tới. Tưởng nghe nhầm, tôi hỏi lại là cuối tháng 2 hay cuối tháng 1 này. Họ khẳng định cuối tháng 2, và bảo là nếu muốn thì có thể hủy đơn. Ôi trời!      

Quay lại với bài viết. Ở Việt Nam hiện đang diễn ra tình trạng hàng hóa và nông sản tắc nghẽn tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Lý do một phần được cho là bởi chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc xiết chặt các biện pháp phòng chống dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu với nước này.

Nhìn từ diễn tiến dịch bệnh ở Việt Nam, hoàn toàn có thể cảm thông, không thể trách cứ phía Trung Quốc trong việc duy trì chính sách nghiêm ngặt trong phòng chống dịch bệnh của họ. Nên việc tắc nghẽn hàng hóa thông quan chắc chắn sẽ diễn ra không chỉ với vận tải đường bộ, ở vùng biên giới phía Bắc, mà còn ở các cảng biển, hàng không và đường sắt, bởi đây đều là những cửa ngõ để Covid-19 có thể xâm nhập.

Mà chắc chuyện này không chỉ diễn ra ở Trung Quốc. Nó cũng đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới, tuy ở các mức độ khác nhau. Bằng chứng là câu chuyện tôi đi mua cái tủ lạnh Hitachi sản xuất tại và giao hàng từ Nhật sang Singapore nói trên mà phải đến 2 tháng sau thì may ra mới nhận được hàng.

Điều đáng nói là trong bối cảnh tắc nghẽn, đứt gãy chuỗi cung ứng như vậy, phía Việt Nam dường như đang cố gắng tìm những giải pháp có thể coi là căn cơ hơn. Trong chuyện tắc nghẽn thông quan đường bộ hiện nay, một trong những giải pháp đưa ra là tăng cường xuất khẩu qua đường sắt và đường biển.

Cái khó của xuất khẩu qua đường sắt và đường biển dường như mới chỉ được đề cập ở khía cạnh là đòi hỏi phải dưới hình thức xuất khẩu chính ngạch, có hồ sơ đầy đủ. Những cái khó khác thì chỉ được đề cập qua loa, gián tiếp, kiểu như các doanh nghiệp vận tải biển cũng sẵn sàng giảm giá vận chuyển, logistics, hỗ trợ chuyển phương thức vận tải...

Từ câu chuyện cá nhân trên, có thể nói ngay rằng chuyển sang vận tải biển (tạm không bàn đến vận tải đường sắt) chưa hẳn đã là giải pháp căn cơ, dù cho doanh nghiệp xuất khẩu có xuất khẩu chính ngạch đi chăng nữa. Đầu tiên là phải tính đến chuyện tắc nghẽn vận tải biển, dẫn đến việc giao hàng sẽ chậm chễ nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Với cái khó này thì bất kể chúng ta có quyết liệt với quyết tâm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hay không thì cũng... bó tay! Bởi chúng ta có thể quyết liệt và quyết tâm đưa được hàng đến các cảng biển của nước đối tác, nhưng có thông quan được hay không thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng tắc nghẽn hay không ở các cảng đó, là điều mà sự quyết tâm với quyết liệt của chúng ta không thể can thiệp được.

Cái khó thứ hai nữa là, như đã biết, giá cước vận tải biển đã tăng lên đến dăm lần so với trước đây. Trong khi đó, cước vận tải đường bộ trong nước dù có thể cũng tăng nhưng chắc chắn không tương ứng. Nếu tính thêm thời gian kéo dài, thì chi phí vận tải biển đắt đỏ, đặc biệt là khi so sánh với giá trị hàng hóa xuất khẩu, càng làm cho xuất khẩu tiểu ngạch qua đường bộ vẫn là giải pháp tối ưu đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Chẳng phải thế mà dù biết tắc nghẽn mà các xe tải vẫn cứ tiếp tục đổ về các cửa khẩu phía Bắc, dù số lượng có giảm đi so với trước đây (1)?

Việc các doanh nghiệp vận tải biển hứa hẹn giảm giá vận chuyển chỉ là chuyện... tham khảo. Họ cũng là doanh nghiệp, không thể hy sinh vô biên và trong thời gian bất định lợi nhuận của mình. Và kể cả họ có hy sinh lợi nhuận, thì giá cước vận tải cũng chỉ có thể giảm có chừng mực, ví dụ 10-20%, và cũng chỉ là giảm nhất thời, vẫn là quá nhỏ nhoi so với mức tăng giá cước đến dăm lần như hiện nay.

Ngoài ra, những giải pháp kiểu thúc đẩy tiêu thụ trong nước cũng chỉ là giải pháp đối phó nhất thời, đặng chẳng đừng, vì cơ chế thị trường đã xác định rạch ròi rằng xuất khẩu nông sản tiểu ngạch, cụ thể là sang Trung Quốc, bằng đường bộ, vẫn là giải pháp tối ưu, có lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu, và tức là cho cả chuỗi nông nghiệp cung ứng thượng nguồn.

Chính vì thế mà câu chuyện tắc nghẽn xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc vẫn đều đều diễn ra hầu như hàng năm trong các năm gần đây, bất chấp đủ loại giải pháp với quyết tâm chính trị đã được đề xuất (và áp dụng).

-----   

(1) https://zingnews.vn/giai-cuu-hang-hoa-un-u-o-cua-khau-bang-duong-sat-duong-bien-post1288496.html

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).