So sánh bản này (tớ
gọi là Bản C2) với bản đồng chí Chí đăng trên TBKTSG (tớ gọi là Bản C1) thì thấy
có một số thêm thắt, gọt bớt đi. Nên tớ mới đoán rằng đồng chí Chí sau khi đăng
bài trên TBKTSG chắc cảm thấy không ổn, không thuyết phục, hoặc nhận ra một (số)
cái sai khác của mình nên xào xáo lại bản đăng trên TBKTSG để đăng trên Tầmnhìn.net.
Tớ buộc phải theo đến
cùng để đồng chí Chí nhìn ra những cái yếu, sai của mình. Để khách quan hơn, tớ
kính nhờ bạn đọc nào có contact với đồng chí Chí thì chuyển giúp 2 bài này đến đồng
chí Chí và chuyển lời mời của tớ vào đây tranh luận công khai.
Sau đây là những đoạn trong Bản C2 có chi tiết khác biệt so với Bản C1 (in
mực xanh), và tớ trả lời ở phía bên dưới. Bài trả lời này tớ gọi là Bản N2. Bài
trả lời trước tớ gọi là Bản N1.
--------------------------------------------------
--------------------------------------------------
Bản C2, Mục 3, đồng chí Chí viết: “Vì những điều chúng
tôi xác nhận ở trên (nhưng chưa thêm một tít nhỏ nói rõ ra trong bài viết trước—và
cám ơn TS Ngọc lần nữa ở điểm này) là chúng tôi bàn đến các chính sách Tài khóa
(TK) và Tiền tệ (TT) trong một mô hình IS-LM cho ngắn hạn, tức là cả TK
và TT đều có thể có tác dụng lên Y (hay tăng trưởng) trong ngắn hạn, may thay
là có lẽ cho cả từ 6 tháng đến 1 năm tới. (Xin xem thêm quan điểm lý
thuyết mới ở phần 4 dưới đây).
Tớ trả lời: So với Mục 3 trong C1, con số 2 trong cái đoạn “may thay là
có lẽ cho cả từ 6 tháng đến 1-2 năm tới” đã bị đục bỏ, chỉ còn “từ 6 tháng đến
1 năm”. Sự đục bỏ này trùng với nhận định của tớ về chuyện ngắn hạn thì khó có
thể tưởng tượng nó lâu quá 6 tháng như trong N1. Cám ơn đồng chí Chí đã tự kiểm
duyệt.
C2, Mục 4, đồng chí Chí cho thêm hẳn một đoạn dài như sau: “Nhưng
thật sự, chúng tôi muốn nhấn mạnh vào việc hoán chuyển chính sách (policy
switch), thay vì dùng chính sách tài khóa mở rộng thì ta nên dùng chính sách
tiền tệ mở rộng. Tổng cầu của nền kinh tế được biểu diễn qua các thành phần như
sau:
AD
(tổng cầu—aggregate demand) = C + I + G + NX
Nếu
thắt chặt tài khóa (giảm G) đồng thời kết hợp với tiền tệ mở rộng (làm giảm lãi
suất, như mô hình IS-LM chỉ ra), và do vậy làm tăng đầu tư nhân (I) và tiêu
dùng tư nhân (C)) thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ không thay đổi, mà chỉ có cơ
cấu (composition) của tổng cầu thay đổi. Do vậy không làm tăng lạm phát, bất kể
khi nền kinh tế ở mức toàn dụng hay ở dưới mức toàn dụng. Bản chất ở đây là ta
vẫn kiểm soát tổng cầu. Ngoài ra thực tế ở Việt Nam là chi tiêu công được tài
trợ rất lớn bởi phát hành trái phiếu chính phủ bán cho khối ngân hàng , do vậy
định hướng thắt chặt tài khóa và mở rộng cung tiền cũng là chuyển hướng kích
thích khu vực tư nhân (bớt đi sự chèn ép khu vực tư nhân--crowding out effect)
thay vì mở rộng khu vực chính phủ và không làm cung tiền tăng.Quan điểm lý thuyết mà TS Ngọc nói đến ở gần phần cuối, như trích đoạn (in nghiêng), có lẽ do thiếu cập nhật với lý thuyết kinh tế vĩ mô mới:
“Trên
hết, cho dù có biện luận rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn thấp xa so với mức toàn
dụng, thì cũng cần phải nhớ lại một điều cơ bản là chính sách tiền tệ dùng để
kích thích tăng trưởng sản lượng (GDP) chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, và vô
tác dụng đối với tăng trưởng trong dài hạn (ngoài việc làm tăng lạm phát). Tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn lúc đó sẽ phụ thuộc một phần vào khoảng cách giữa
sản lượng Y hiện tại và sản lượng ở mức tiềm năng toàn dụng, cũng như mô hình
và cách thức tăng trưởng hợp lý để mở rộng sản lượng tiềm năng hơn nữa, tạo
điều kiện tăng thêm “room” cho tăng trưởng Y.”
Sách
giáo khoa cũ dạy chúng ta rằng chính sách tiền tệ chỉ có tác động đến tăng
trưởng GDP trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế không hẳn thế, và các lý thuyết
kinh tế hiện đại cũng chỉ ra rằng chính sách tiền tệ có thể tác động đến tăng
trưởng GDP trong dài hạn nếu như việc kích thích tiền tệ làm tăng chi tiêu vào
những yếu tố được coi là thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn ví dụ như vốn con
người (human capital) và công nghệ (technology). Nếu như chi tiêu công không
làm tốt được việc này thì kích thích tiền tệ cho khu vực tư nhân phát triển có
thể làm tốt điều đó.
Tớ trả lời:
Nếu thắt chặt tài khóa (giảm G) đồng thời
kết hợp với tiền tệ mở rộng (làm giảm lãi suất, như mô hình IS-LM chỉ ra), và
do vậy làm tăng đầu tư nhân (I) và tiêu dùng tư nhân (C)) thì tổng cầu của nền
kinh tế sẽ không thay đổi, mà chỉ có cơ cấu (composition) của tổng cầu thay
đổi. Do vậy không làm tăng lạm phát, bất kể khi nền kinh tế ở mức toàn dụng hay
ở dưới mức toàn dụng. Bản chất ở đây là ta vẫn kiểm soát tổng cầu. Ngoài ra
thực tế ở Việt Nam là chi tiêu công được tài trợ rất lớn bởi phát hành trái
phiếu chính phủ bán cho khối ngân hàng , do vậy định hướng thắt chặt tài khóa
và mở rộng cung tiền cũng là chuyển hướng kích thích khu vực tư nhân (bớt đi sự
chèn ép khu vực tư nhân--crowding out effect) thay vì mở rộng khu vực chính phủ
và không làm cung tiền tăng.
Hỏi lại đồng chí Chí,
nếu tổng cầu AD sẽ không thay đổi thì làm sao mà sản lượng Y tăng lên được?
Vì AD = Y. Và nếu Y không tăng lên được
thì làm sao mà bài toán đồng chí đặt ra – vừa giảm lãi suất, vừa không tăng lạm
phát, vừa tăng trưởng sản lượng – có thể thực hiện được? Đồng chí tự mình chặt
chân mình rồi.
Thêm nữa, đồng chí phải
tính đến tác động qua lại giữa các biến số trong phương trình tổng cầu trên. Ví
dụ, thắt chặt G có thể sẽ dẫn đến sụt giảm I và C vì đơn giản là nhiều khi G
như một cái mồi kích thích cho I và C. Do đó, vấn đề sẽ không đơn giản như đồng
chí diễn giải đâu, và hoàn toàn có khả năng giảm G sẽ giảm AD (tức giảm Y).
Quan điểm lý thuyết mà TS Ngọc nói đến ở
gần phần cuối, như trích đoạn (in nghiêng), có lẽ do thiếu cập nhật với lý
thuyết kinh tế vĩ mô mới:
“Trên hết, cho dù có biện luận rằng nền
kinh tế Việt Nam vẫn thấp xa so với mức toàn dụng, thì cũng cần phải nhớ lại
một điều cơ bản là chính sách tiền tệ dùng để kích thích tăng trưởng sản lượng
(GDP) chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, và vô tác dụng đối với tăng trưởng trong
dài hạn (ngoài việc làm tăng lạm phát). Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn lúc
đó sẽ phụ thuộc một phần vào khoảng cách giữa sản lượng Y hiện tại và sản lượng
ở mức tiềm năng toàn dụng, cũng như mô hình và cách thức tăng trưởng hợp lý để
mở rộng sản lượng tiềm năng hơn nữa, tạo điều kiện tăng thêm “room” cho tăng trưởng
Y.”
Sách giáo khoa cũ dạy chúng ta rằng chính
sách tiền tệ chỉ có tác động đến tăng trưởng GDP trong ngắn hạn. Tuy nhiên,
thực tế không hẳn thế, và các lý thuyết kinh tế hiện đại cũng chỉ ra rằng chính
sách tiền tệ có thể tác động đến tăng trưởng GDP trong dài hạn nếu như việc
kích thích tiền tệ làm tăng chi tiêu vào những yếu tố được coi là thúc đẩy tăng
trưởng trong dài hạn ví dụ như vốn con người (human capital) và công nghệ
(technology). Nếu như chi tiêu công không làm tốt được việc này thì kích thích
tiền tệ cho khu vực tư nhân phát triển có thể làm tốt điều đó.
Tớ thích nhất là
cái đoạn trên này của đồng chí. Tớ hoang mang thật vì thấy đồng chí cho rằng tớ
thiếu cập nhất với lý thuyết kinh tế vĩ mô mới. Phải thú nhận rằng lần cập nhật
lý thuyết gần đây nhất một cách nghiêm túc của tớ là vào năm 2005 hay 2006 gì
đó khi tớ viết các bài “Source of Vietnam’s Economic Growth” và bài “The Roles of Capital and Technological Progress in
Vietnam’s Economic Growth” có đăng trên blog này. Không biết là cái lý thuyết kinh
tế vĩ mô mới mà đồng chí nói là từ thời điểm nào đến thời điểm nào, có thể là
có cái mới thật mà tớ không biết chăng. Tớ liền lục lại literature (không biết
tiếng Việt gọi là gì) có thể đọc free trên internet, với cụm từ khóa “long term
economic growth monetary policy” thì thấy có mấy bài như sau có liên quan đến
cuộc tranh luận này nên nhặt ra đây.
Bài
1, cũ nhất là vào năm 2003, là một bài khảo sát lilterature do Lucas Papademos,
Vice President của European Central Bank (đọc tại đây), với kết luận rằng chính
sách tiền tệ không có tác dụng gì đến tăng trưởng trong dài hạn (ông này cũng
khảo sát các nghiên cứu liên quan đến human capital và technology như đồng chí Chí
có nêu ra đấy).
E rằng
đồng chí Chí sẽ cho là 2003 là thời điểm quá cũ, và tác giả trên quá “tép riu”
so với cái lý thuyết vĩ mô mới và tác giả nào đó mà đồng chí Chí mới phát hiện
ra, tớ xin trích dẫn thêm một vài nghiên cứu khác để cho khách quan như sau.
Bài 2, phổ thông
hơn, dễ hiểu và cập nhật hơn là tài liệu mang tiêu đề: “Monetary Policy &The Economy” đăng trên trang web của Money Authority of Singapore (MAS), cũng với
kết luận rõ ràng chính sách tiền tệ mở rộng làm lạm phát tăng sẽ không có tác dụng
làm tăng tăng trưởng trong dài hạn (ví dụ, trang 2 và 3).
Bài 3, có tiêu đề: “Thelong-run effects of monetary policy on output growth” của tác giả Christie
Smith thuộc NHTW New Zealand đăng tại đây năm 2004, có phần abstract rõ ràng
như thế này: “Chính sách tiền tệ chỉ có tác dụng hạn chế đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy giữ lạm phát ở mức thấp
và ổn định là một đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, và
đây chính là đóng góp hiệu quả nhất của chính sách tiền tệ đến hoạt động kinh tế
trong dài hạn”.
Mới hơn thì có bài
4, với tiêu đề “Monetary Policy and the Federal Reserve: Current Policy andConditions”, xuất bản tháng 1 năm 2012, của một tác giả đến từ Congressional
Research Service cũng có những kết luận rằng chính sách tiền tệ hầu như không
có tác dụng lên GDP và việc làm (xem, ví dụ, trang 5).
Tớ cho rằng 4 bài
trên là đủ để kết luận rằng cái hiểu biết của tớ về quan hệ giữa chính sách tiền
tệ và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn không có gì lạc hậu cả. Rất mong đồng
chí Chí trích dẫn cụ thể các lý thuyết vĩ mô mới mà đồng chí có trong tay để tớ
học hỏi.Bản C2, Mục 5, đồng chí Chí viết thêm một đoạn không có trong Bản C1, Mục 5 như sau: “Ngoài ra, hiện nay thực tế ở VN ai cũng thấy rõ là doanh nghiệp đang đình trệ sản xuất vì lãi suất cao. Khi mức lãi suất thấp, đầu tư tư nhân có thể kém phản ứng với sự thay đổi lãi suất. Còn trong tình trạng hiện nay, lãi suất rất cao, sự giảm sút lãi suất lúc này sẽ là động lực (incentive) rất lớn đối với doanh nghiệp. Tức là đầu tư sẽ rất nhạy với lãi suất chứ không như lập luận của TS Ngọc là giảm lãi suất chưa chắc đã khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Tiếng kêu cứu khẩn thiết hiện nay của các DN tư nhân với chính phủ, và số lớn xí nghiệp tư phá sản hay đóng cửa mỗi tháng vì thiếu tín dụng, là chứng cớ cho tác đụng đó.”
Tớ trả
lời: Đọan trên của đồng chí Chí vẫn chỉ là xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về
khái niệm bẫy thanh khoản khi cho rằng bẫy thanh khoản chỉ xảy ra trong trường
hợp lãi suất rất thấp, mà không biết rằng có những trường hợp gọi là bẫy thanh
khoản mà ở đó lãi suất cao và NHTW tăng cung tiền nhưng không làm giảm lãi suất
cho vay khu tư nhân, như ở Mexico. Đồng chí xem lại Bản N1, Mục 5 dưới đây nhé.
Bản
C2, Mục 6, đồng chí Chí viết thêm một đoạn không có trong Bản C1, Mục 6 như
sau: “Và đâu cần khuyến cáo NHNN hay các NH là “phải cho doanh nghiệp vay theo
nhu cầu của doanh nghiệp và theo lãi suất ấn định mà doanh nghiệp cho rằng là
chấp nhận được chăng?” (ý chót của TS. Ngọc), mà tín dụng vẫn mạnh dòng chảy
giúp tăng trưởng bình quân trên 7% trong nhiều năm và lạm phát dưới 1 con số
trong những năm của thời thật sự áp dụng “Đổi Mới” (1996-2005).”Tớ trả lời: tớ phải thành thật nhận lỗi với đồng chí Chí rằng đoạn trên là tớ xui “đểu” các đồng chí đấy vì đương nhiên là người tỉnh táo thì chẳng ai thực hiện việc đó cả, nhưng lại có vẻ hợp lý khi đi đôi với kế sách của các đồng chí.
Hơn nữa,
nếu nhắc lại quá khứ 1996-2005 thì rõ ràng chính sách tiền tệ thời đó không được
nới lỏng hết cỡ như bây giờ, cộng thêm với nền kinh tế khi đó mới được mở cửa
thực sự mấy năm với việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ nên tiềm năng tăng trưởng
còn nhiều (nói cách khác, Y thực tại ở thời điểm đó còn thấp xa so với Y* - sản
lượng ở mức toàn dụng), nên đã hấp thụ được một phần áp lực lạm phát do tăng
cung tiền. Do đó, tăng trưởng 7%/năm và lạm phát ở 1 con số đâu có gì lạ?
No comments:
Post a Comment