Tuesday, 10 April 2012

Nhưng kết cục là cần làm cái gì, làm thế nào?!

Đọc các hiến kế thoát khỏi tình trạng cái gọi là “đình lạm” hiện nay, tớ thấy quả là thú vị.

Theo đồng chí TS VõTrí Thành: “Phải hết sức cố gắng thoát khỏi, trước hết không được rời bỏ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh chính sách kinh tế vĩ mô vẫn chặt chẽ có thể phần nào nới lỏng. Các biện pháp phải linh hoạt, cụ thể như phải có chính sách hỗ trợ các DN sản xuất kinh doanh; xử lý thanh khoản, nợ xấu của các ngân hàng; giảm lãi suất. Có biện pháp kích thích ngân hàng hướng tín dụng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm, thu nhập; hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc; xem xét sử dụng vốn vào kết cấu hạ tầng, vào khu vực sản xuất kinh doanh có khả năng lan toả tốt nhất là đối với các DN vừa và nhỏ. Tiếp đến là kích cầu với bất động sản bằng các hình thức hợp lý như cho vay mua nhà thu nhập thấp, Nhà nước bỏ tiền mua nhà thương mại để đưa vào quỹ tái định cư... Cần xem xét các lĩnh vực cho vay. Vay tiêu dùng nên được nới lỏng; xem xét giảm 1 số dòng thuế VAT, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng trưởng xuất khẩu...”

Đồng chí nêu một loạt những cái “phải” (nhiều cái chéo ngoe nhau về phương cách và hậu quả, chẳng hạn giữ ổn định kinh tế vĩ mô nhưng lại hạ lãi suất, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kích cầu bất động sản v.v...), và những cái “cần” to đùng như cần “tăng trưởng xuất khẩu”. Nhưng cái cần/phải quan trọng nhất là làm từ đâu, làm cái gì, bắt đầu từ cái gì, làm như thế nào thì chúa mới biết!

Đồng chí TS. Trần Đình Thiên đã nhận định đúng rằng: “Nên lưu ý một đặc điểm rất nổi bật của kinh tế Việt Nam là tăng trưởng dựa mạnh vào vốn, nhiều doanh nghiệp hoạt động theo phương châm "tay không bắt giặc", kinh doanh dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng. Phương thức hoạt động theo kiểu "đánh mượn sức" này trở nên rất rủi ro khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay”.

Tưởng rằng với “cái chết được báo trước” như vậy sẽ không có gì phải đáng bàn. Ấy thế mà ở đoạn dưới, đồng chí Thiên lại tỏ ra lo ngại với tình trạng doanh nghiệp phá sản hàng loạt và những hậu quả của nó, ví dụ tăng trưởng không đạt mục tiêu. Vì vậy đồng chí nhấn mạnh và phải tập trung sức để cứu doanh nghiệp, mặc dù vẫn không quên nhấn mạnh rằng phải kiên định với lập trường coi “tăng trưởng không phải là mục tiêu ưu tiên”, gạt bỏ triệt để căn bệnh “nghiện” thành tích tăng trưởng và có cơ chế thưởng phạt theo thành tích chống lạm phát! Khó thế cơ chứ lị!

Để làm được việc này (chống đình lạm, đồng thời cứu doanh nghiệp), đồng chí Thiên cho rằng phải bắt tay ngay vào tái cơ cấu 3 lĩnh vực, tiến hành một loạt cải cách với thay đổi. Nhưng tớ chợt nghĩ ra rằng hình như đến tháng 5 này mới có đề án tái cơ cấu cái gì đó thì phải. Và từ lúc có đề án, qua phản biện, xây dựng, sửa đổi và dù có tiến hành sớm thì lúc đó chắc doanh nghiệp cũng ngoẻo từ lâu rồi (hình như tớ nhớ  không nhầm thì đồng chí Cao Sĩ Kiêm hay đồng chí nào đó phát biểu xanh rờn từ hồi năm ngoái rằng nếu lãi suất tiếp tục cao kéo dài thì doanh nghiệp sẽ chết hết sau 5 tháng nữa. Nay đã sắp qua cái thời hạn đó rồi nhỉ?)

Đồng chí Thiên cũng chỉ ra: “Phần trách nhiệm chính trong công cuộc này phải trao cho chính sách tài khóa với các nội dung cụ thể: giảm thuế doanh nghiệp từ mức 25% xuống 20%, miễn hoặc giảm đáng kể các loại thuế khác (ví dụ các loại thuế nhập khẩu) thay vì "hoãn nộp thuế"; tránh không áp dụng tùy tiện các loại phí, gây ra tình trạng "loạn phí", ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin xã hội, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Đồng thời, phải có phương thức và lộ trình tích cực để hạ nhanh lãi suất chứ không thể theo lộ trình tuần tự chậm chạp (mỗi quý giảm 1% lãi suất), vừa không cứu được doanh nghiệp, vừa gây ra những kỳ vọng không phù hợp về lãi suất, dẫn đến chỗ lựa chọn hành động gây méo mó, làm chệch mục tiêu chính sách là cứu doanh nghiệp trên nền tảng kiềm chế lạm phát”.

Nhưng tớ muốn hỏi một cách rất cắc cớ rằng nếu cắt giảm thuế đi thì thu ngân sách sẽ giảm, buộc phải bội chi hoặc phải cắt giảm chi tiêu công phải không nhỉ? Ngoài chuyện không dễ mà làm thế, cắt giảm chi tiêu công thì lại tước đi bớt công cụ để chống đình đốn (vì làm giảm tổng cầu) à? Chưa nói rằng cắt giảm chi tiêu công đôi khi còn kéo theo giảm luôn cả chi tiêu và đầu tư tư nhân vì mất đi một liều thuốc mồi kích thích cho chúng nhỉ?

Và nếu đã coi thành tích chống lạm phát là quan trọng đến như vậy thì sao làm thế nào mà hạ lãi suất, mà lại còn phải hạ nhanh nữa so với lộ trình hiện nay?

Tóm lại, tớ càng đọc các kế sách, kiến nghị kiểu này, càng thấy ù ù cạc cạc trong đầu. Có đồng chí nào hiến cái kế gì vừa chống được lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng trở lại, vừa hạ lãi suất khẩn cấp để cứu nguy cho doanh nghiệp (theo một cách dễ hiểu, minh bạch hơn) được không? Lưu ý là trừ cái kế sách của đồng chí Phạm Đỗ Chí như hôm trước nhé!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).