Đồng chí thứ nhất
là đồng chí TS Trần Đình Thiên (sorry anh Thiên là nếu tình cờ anh có đọc được
bài này thì anh bỏ quá cho em nhé, vì thực ra em chỉ phê cái quan điểm của anh
thôi, để lần sau em vẫn còn cơ hội được diện kiến anh). Trong bài “Hạ lãi suất nhưng cung tiền vẫn bị “bóp nghẹt””. Điều đập vào mắt tớ đầu tiên là chuyện so sánh lãi
suất ở Việt Nam với lãi suất của các nước khác và kết luận rằng doanh nghiệp Việt
Nam chịu lãi suất quá cao so với các đối thủ ở những nước này. Hôm trước tớ vừa
mới phê một đồng chí tác giả trên VEF về chuyện này xong, không ngờ nay đồng
chí Thiên cũng nói hệt như đồng chí trên VEF, thế mới gay go!
Đồng chí Thiên
nói là lãi suất Việt Nam cao hơn, ví dụ của Trung Quốc (20-22% so với 6,6%). Thế
sao đồng chí không so sánh lãi suất của Trung Quốc với lãi suất rất thấp của Mỹ,
Nhật, Tây Âu và kết luận là doanh nghiệp Trung Quốc bị thua thiệt so với/không cạnh
tranh được với doanh nghiệp của những nước này? Nếu không kết luận được như vậy,
thì vấn đề không nằm ở cái lãi suất danh nghĩa. Điều khác biệt ở Việt Nam so với
các nước khác nằm ở mức lạm phát, là điều mà chẳng đồng chí nào, không hiểu vì
lý do gì, buồn động đến, thế mới lạ. Và cũng như tớ đã nói trước đây, khi doanh
nghiệp còn khả năng tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ thì cho dù lãi suất (danh
nghĩa) có cao hơn nhiều các đối thủ trong khu vực, sự tăng giá bán là đủ và thừa
để hóa giải ảnh hưởng của lãi suất cao tương đối này.
Đồng chí thứ hai
lại là đồng chí Vũ Viết Ngoạn (và cả đồng chí Trương Đình Tuyển), trong bài “Cứudoanh nghiệp bất động sản, phải kích cầu đầu ra”. Hình như hai đồng chí này vừa
có cuộc làm việc với các doanh nghiệp bất động sản Sài Gòn để “nhận diện thực tế
những khó khăn, sức chịu đựng của doanh nghiệp”, với “kết quả đánh giá bước đầu... (là) đã bắt được
“căn bệnh” mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Vấn đề còn lại là phải đưa ra được
những liều thuốc khả thi để cứu doanh nghiệp trong thời gian sắp tới”.
Chuyện lẽ ra chẳng
có gì đáng nói ở những cuộc công tác kiểu này, toàn là “cưỡi ngựa xem hoa”, để
rồi các nhận định và giải pháp đa phần chỉ là chung chung, muốn hiểu kiểu nào
thì hiểu, và hiểu kiểu gì cũng chẳng chết ai. Có điều, trong chuyến đi lần này
của đồng chí Ngoạn và đồng chí Tuyển, tớ thấy nổi lên hai vấn đề mà không nhất
thiết là “chẳng chết ai”.
Vấn đề thứ nhất,
đã là chuyến đi nhận diện những thực tế khó khăn thì một cuộc tiếp xúc với những
đối tượng liên quan để nghe người ta phàn nàn về những khó khăn của người ta
không mang lại mấy thu hoạch khách quan và giá trị hữu ích. Nếu nghe và hứa qua
loa rồi để đấy thì không sao. Nhưng nếu để biết được thực chất của vấn đề thì cần
phải làm hơn thế nhiều, ví dụ phải thẩm tra sổ sách kế toán, phân tích tình
hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan, phải làm những điều tra
độc lập có những số liệu minh họa đáng tin cậy v.v...
Vấn đề thứ hai, khi
mới chỉ nghe một chiều, qua một cuộc gặp gỡ độ một vài giờ thì lẽ thường của những
nhà làm chính sách dày dặn kinh nghiệm là tránh không kết luận bất cứ cái gì
mang tính khẳng định (đơn giản vì thực tế kết quả có thể hoàn toàn khác so với
những gì các doanh nghiệp kêu ca để có lợi cho họ), và đặc biệt là không nên/được
đưa ra một lời hứa cụ thể về đường hướng chính sách có lợi rõ ràng cho nhóm lợi
ích có liên quan. Nhưng 2 đồng chí này đã vi phạm nguyên tắc này. Đồng chí Tuyển
thì kết luận ngay doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn là một thực tế, sản phẩm
không bán được, vậy thì phải kích cầu. Nói đồng chí Tuyển vi phạm vì không phải
doanh nghiệp bất động sản nào cũng khó khăn (như vậy); nếu có khó khăn thì có
thể do lỗi của doanh nghiệp đó không biết kinh doanh nên chẳng có thể đổ lỗi
cho ai được; sản phẩm không bán được có thể vì doanh nghiệp vẫn không muốn hạ
giá (hơn nữa) hoặc đơn giản là uy tín của doanh nghiệp xuống thấp, chẳng người
mua nào muốn bỏ tiền ra mua sản phẩm mà chẳng biết có được nhận không, sản phẩm
có ra cái gì không v.v... mà như vậy thì tại sao nhà nước cần phải kích cầu bất
động sản? Vân vân và vân vân.
Đồng chí Ngoạn cũng
giống đồng chí Tuyển ở chỗ là cũng nhìn nhận thực tế là thị trường bất động sản
và các lĩnh vực liên quan đang rất khó khăn. Không biết các đồng chí này rút ra
được nhận xét này là trước hay sau khi gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản. Nếu
trước thì có thể nói rằng cuộc gặp gỡ trên là vô ích. Nếu sau thì rõ ràng các đồng
chí đã vi phạm nguyên tắc như tớ nói trên. Hơn thế nữa, đồng chí Ngoạn hứa “Sẽ kiến nghị Chính phủ có chính sách linh hoạt hơn, chẳng hạn
như có chính sách hỗ trợ các DN BĐS có khả năng tiếp tục triển khai dự án, sản
phẩm dự án có thể bán được bằng cách cho giãn nợ, cơ cấu lại nợ và cho vay mới”.
Đến đây thì sự vi phạm của đồng chí Ngoạn càng trầm trọng hơn vì đồng
chí định dùng bàn tay can thiệp của nhà nước để làm lợi cho nhóm lợi ích bất
động sản với cái giá phải trả đặt lên vai khối ngân hàng hoặc rốt cuộc là người
nộp thuế (giãn nợ, cơ cấu lại nợ và cho vay mới).
Thôi, tớ không kết
luận lung tung gì nữa, để bạn đọc tự phán xét cho khách quan.
Chào đồng chí,
ReplyDeleteĐối với nhiều người, kinh tế thị trường ở đâu và lúc nào cũng chỉ là kinh tế thị trường. Họ không phân biệt được các hình thái khác nhau của nó ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Rất nhiều người đánh đồng kinh tế tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường nói chung. Đối với họ, khái niệm "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" là một khái niệm hết sức phi lý. Họ cũng không bao giờ đặt câu hỏi, liệu có "nền kinh tế thị trường định hướng tư bản xã hội" (social capitalism) hay không?
Chào đồng chí
ReplyDeleteTớ không hiểu lắm mục đích (ý muốn nói) và mối liên hệ của comment của đồng chí trong bối cảnh này. Tuy nhiên, cứ theo đồng chí viết thì đồng chí ủng hộ kinh tế thị trường định hướng XHCN phải không? Tớ thì chịu, chẳng hiểu mặt mũi của nền kinh tế loại này ra sao cả, nên chẳng thể comment gì thêm ở đây cả.