Bài trả lời của
đồng chí Chí có tiêu đề: “Trả lời bài “Nhiều mâu thuẫn” – Bớt đi các can thiệp
vào thị trường”; TBKTSG số 15 (29/3/2012). Một số trích dẫn tớ không đưa đầy đủ
(trừ điểm chính, liên quan) để đỡ phải gõ lại nhiều.
-------------------------------------------------------------------------------------
1.
Đồng
chí Chí viết: “Trong TBKTSG số 13 (22/3), tôi và … đã dẫn chứng thêm các dấu hiệu
về tình trạng đình đốn đã nêu trong bài trên với Ts Ngoạn. Như vậy rõ ràng rằng
chúng tôi cố gắng “xác nhận” kinh tế đất nước thời điểm này không phải là ở
(hay tiệm cận) “mức toàn dụng” trong dài
hạn, xin nói rõ là không phải là nói “trực tiếp” hay ngay cả “thừa nhận gián tiếp”.
Tớ trả lời: Như
vậy, có thể chỉ ngay ra rằng kết luận trên của tác giả Chí mâu thuẫn hoàn toàn
với phần dẫn nhập trong bài của tác giả Chí và Ngoạn: “Trong
trường hợp của Việt Nam, có vẻ như khả năng sản xuất và hiệu quả nền kinh tế
đang đến các giới hạn đặt ra bởi sự thiếu nhân công có tay nghề cao, đất đai có
năng suất cao và công nghệ bị giới hạn... đã đặt ra những trở ngại đáng kể cho
chu trình sản xuất”. Xin nói cho rõ hơn rằng “đang đến giới hạn…” thì không thể nào đúng như tác giả Chí khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam đang (có dấu hiệu về) tình trạng đình đốn, là cái mà tớ đã viết trong bài phản biện đầu tiên, và là cái mà tác giả Chí không trả lời trực tiếp vào đó mà lại đi khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam đang đình đốn.
2. Đồng chí Chí viết: “Chúng tôi có thiếu vài dòng để giải thích thêm là trong “đoạn đường hiện nay của một chu kỳ tăng trưởng dài hạn đều đặn mong muốn” (…), kinh tế Việt Nam dường như đã đến giới hạn của mức tăng trưởng cao (7-8%) như trong thập kỷ 1995-2005, vài năm rồi chỉ còn lẹt đẹt 5-6% và quý 1 năm nay sợ còn dưới 4%.... dù vẫn áp dụng mức đầu tư công rất cao so với khu vực và thế giới. Nguyên do là …”
Tớ trả lời: Đọc cả cái đoạn này mà tớ chịu chẳng hiểu đồng chí Chí muốn nói gì, thanh minh gì. Hình như đồng chí vẫn có ý muốn nói rằng là nền kinh tế Việt Nam đang đến các giới hạn. Mà nếu như vậy thì càng khẳng định rằng tình trạng đạt đến giới hạn này chẳng liên quan gì đến chuyện nền kinh tế Việt Nam đang bị đình đốn cả, vì “đình đốn” với “đạt đến giới hạn” là 2 trạng thái hoàn toan khác nhau, chứ không thể nhập nhèm làm một được.
3. Đồng chí Chí viết: “Vì những điều chúng tôi xác nhận ở trên (nhưng chưa rõ trong bài viết trước) là chúng tôi bàn đến các chính sách tài khóa và tiền tệ trong một mô hình IS-LM cho ngắn hạn, tức là cả tài khóa và tiền tệ đều có thể có tác dụng lên Y trong ngắn hạn, may thay là có lẽ cho cả từ 6 tháng đến 1-2 năm tới”.
Tớ trả lời: Các đồng chí “chưa rõ” với lại “có thiếu vài dòng” hơi bị nhiều đấy! Mà toàn những chi tiết cực kỳ quan trọng cả, thiếu hoặc khác đi thì sự việc hoàn toàn trở nên khác. Trong một bài viết khá nghiêm túc, động chạm đến những vấn đề mà có bạn đọc đã gọi là “cao siêu” thế này mà các tác giả lại phạm những lỗi nghiêm trọng thế này đáng ra là điều không thể bao biện. Chưa kể, phải nói thẳng thắn ra, là cách hành văn của các đồng chí chẳng tỏ ra là pờ rô gì cả đâu.
Tớ rất nghi ngờ ý định ban đầu của các đồng chí là chỉ bàn đến mô hình IS-LM trong ngắn hạn. Tớ thì nghĩ rằng các đồng chí ban đầu “cứ tưởng” rằng mô hình này là cho dài hạn, nên cứ thoải mái mà triển khai, đến khi tớ phản biện lại thì mới phát hiện ra mình nhầm nên quay sang biện hộ rằng các đồng chí chỉ có ý nói/bàn đến nó trong ngắn hạn.
Trong bài phản biện trước của tớ, nguyên bản có một đoạn thế này: “Chắc các tác giả không định chủ trương kêu gọi dùng chính sách tiền tệ nới lỏng là công cụ để đạt được cái gọi là “đối phó với lạm phát và giúp giảm lãi suất” mà vẫn thúc đẩy tăng trưởng Y trong dài hạn? Mà nếu như vậy thì giải pháp ngắn hạn này chẳng còn mấy ý nghĩa….” Rất tiếc, cái đoạn này chẳng hiểu vì lý do gì mà TBKTSG nhất quyết cắt béng đi của tớ khi biên tập. Nói thế, đủ để thấy rằng cái “chưa rõ” với “có thiếu vài dòng” của các đồng chí đã gây ra sự hiểu nhầm/nhầm lẫn tai hại thế nào.
Nhưng thôi, để công bằng, tớ không hồ đồ quy kết các đồng chí là đã sai lầm như trên nữa, mà “xoay” các đồng chí ở khía cạnh khác. Nếu các đồng chí muốn bàn đến mô hình trên trong ngắn hạn thì chẳng cần phải đến mô hình này kia cho lằng nhằng, đánh đố người đọc ra, để người ta buột miệng cho rằng là khoe chữ. Như tớ đã chỉ ra, chẳng qua “kế sách” của các đồng chí cũng chỉ là nới lỏng chính sách tiền tệ (kèm theo “chặt chẽ” chính sách tài khóa). Mà như vậy thì chẳng khác gì, cao siêu gì hơn cái mà thiên hạ hiện nay đang bàn đến ầm ầm. Cụ thể hơn, đến người bình thường còn biết/nghĩ rằng lãi suất tăng cao quá làm hại đến doanh nghiệp nên việc cần làm là phải chữa trị cái nguồn cơn gây khó khăn này bằng cách NHNN hạ lãi suất (tất nhiên hậu quả của việc này là chuyện khác, mà tớ đã nói nhiều đến trong bài trước và bài này). Và hỏi đến 10 người bây giờ thì chắc phải có đến cả 9,5 người phản đối chuyện tăng đầu tư công.
Ngoài ra, đã là “ngắn hạn” thì khó mà nghĩ “kế sách” của các đồng chí lại có tác dụng lâu hơn 6 tháng. Các đồng chí có thể vặn lại rằng cơ sở nào lại nghĩ vậy, thì tớ cũng có thể nói lại rằng vậy một khi đã không biết rõ thì không nên biến cả nền kinh tế này thành vật thí nghiệm với cái kiểu tư duy chính sách “may thay là có lẽ cho cả…”
Thêm nữa, đã thừa nhận là chỉ có tác dụng ngắn hạn, vậy các đồng chí không nghĩ gì đến hậu quả cho nền kinh tế, mà cụ thể là lạm phát và phá giá VND, sau cái “ngắn hạn” của các đồng chí à? Các đồng chí lại định lặp lại vết xe đổ của các đời Thống đốc với gì gì đó nữa ở “trển” khi sẵn sàng đánh đổi một chút tăng trưởng trong ngắn hạn bằng những bĩ cực của bất ổn vĩ mô sao? Liệu có đáng để “giải cứu” nền kinh tế (cứ cho là) đã lâm vào tình trạng “đình đốn” bằng cái giá phải trả đắt đến thế không? Giá mà “kế sách” của các đồng chí có tác dụng trong dài hạn, tức là 5 năm, 10 năm hoặc hơn nữa thì cái giá trên may ra còn chấp nhận được sau 5 năm, 10 năm vàng son thịnh vượng.
4. Đồng chí Chí viết: “Tinh thần của Nghị quyết 11 mà Chính phủ áp dụng từ tháng 3/2011 và kéo dài đến bây giờ có lẽ là dựa trên căn bản lý thuyết đó (Ngọc: Lý thuyết nào vậy?). Chính sách thắt chặt tiền tệ suốt từ 3 quý chót của năm ngoái đã có tác dụng nhưng với độ trễ 6-7 tháng lên mức lạm phát đi xuống từ tháng 8 năm ngoái đến nay (3/2012). Tiếc thay, cái giá phải trả bắt buộc là đẩy lãi suất lên cao quá mức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp và quá lâu khiến xảy ra đình trệ sản xuất như đã bàn. Trong 2 bài qua, chúng tôi kêu gọi sự áp dụng linh hoạt hơn của 2 chính sách, nới lỏng chính sách tiền tệ để hạ lãi suất xuống và thắt chặt (không phải chỉ “chặt chẽ”) tài khóa để vẫn ngăn chặn lạm phát. Theo chung tôi, Ts Ngọc không phải quá lo khi liều lượng tiền tệ còn phải nặng thêm khi cắt giảm tài khóa lúc ban đầu trong sự hoán chuyển chính sách mà chúng tôi đề nghị. Vì trong nhiều dự án đầu tư công, độ thất thoát lãng phí có thể lên tới 30-40%”.
Tớ trả lời: Đồng chí nói cứ như thể việc thắt chặt chính sách tiền tệ đem lại hậu quả không lường trước được ấy. Đồng chí phải lấy làm “tiếc thay” nếu khi mà lạm phát không đi xuống, khi mà doanh nghiệp vẫn còn đầu tư tràn lan vì vốn rẻ. Cũng phải nên “tiếc thay” khi mà đã thắt chặt chính sách tiền tệ lâu thế rồi, “ghê” thế rồi mà lạm phát mới chỉ hạ được có chừng đó, chứ không phải là tiếc thay cho những cái khác. Thế nào là “đẩy lãi suất lên cao quá mứ chịu đựng của nhiều doanh nghiệp”? Tại sao các đồng chí không đặt câu hỏi là chỉ có từng đó doanh nghiệp bị ngừng hoạt động mà không phải là hơn? Tại sao chỉ là những doanh nghiệp đó mà không phải là phần còn lại của các doanh nghiệp bị ngừng hoạt động? Nói ngược lại, nếu đã biết được rằng hậu quả của chính sách tiền tệ là “ghê” như vậy rồi thì tốt nhất ngay từ đầu đừng thắt chặt nữa có phải hơn không? Và xa hơn nữa là đừng để xảy ra lạm phát (bằng chính sách tiền tệ mở rộng quá cỡ) rồi lại phải thắt chặt lại có phải là hơn không? Và “kế sách” của các đồng chí cũng chính là khởi đầu của cái vòng luẩn quẩn này đấy!
Lời kêu gọi sử dụng 2 chính sách linh hoạt hơn của các đồng chí chẳng có gì là mới mẻ, có giá trị gia tăng gì cả. Như đã nói, logic thông thường trong đầu những người bình thường là cắt giảm đầu tư công và “linh hoạt, chặt chẽ” trong chính sách tiền tệ, và, thực tế, khi mà mục tiêu tăng trưởng cung tiền, tín dụng cho năm nay vẫn là 15-17%, quá đủ cho sự “linh hoạt”, “nới lỏng” của chính sách tiền tệ. Còn cái cụm từ “không phải chỉ “chặt chẽ””, nguyên văn là của các đồng chí đấy! Tớ đã phải sửa lại trong bài cho các đồng chí bằng từ “thắt chặt”, “thắt lại”, nay đồng chí lại lấy luôn làm của mình!
Việc đồng chí cho rằng thất thoát, lãng phí trong đầu tư công lên tới 30-40% là lạc đề ở đây, khi chúng ta đang bàn đến lý thuyết, vì chính các đồng chí đề xuất ra như vậy. Tất nhiên, đồng chí có thể nói rằng đây là điều kiện đặc thù của Việt Nam. Nếu vậy thì tốt nhất đừng nói đến áp dụng bất cứ một mô hình nào nữa. Hơn nữa, cứ cho là có thất thoát như vậy, vậy thì cái phần còn lại 60-70% cắt giảm thực sự đầu tư công phải được bù lại bằng tăng cung tiền chứ sao?
5. Đồng chí Chí viết: “Câu chuyện lý thuyết kinh tế vĩ mô mà Ts Ngọc đặt ra ở gần phần cuối là trong mô hình dài hạn toàn dụng, tiền tệ không có ảnh hưởng đến Y mà chỉ tác động lên lạm phát, còn là phải vận dụng chính sách tài khóa theo lý thuyết của Keynes thì chúng tôi không muốn bàn thêm ở đây vì sợ tốn thêm giấy mực của một đề tài tranh luận quá nhiều và từ quá lâu, và vẫn “mỗi người một ý”.”
Tớ trả lời: Chính vì cái “chưa rõ” với cái “thiếu vài dòng” của các đồng chí như nói ở trên mà làm tớ phải mất công lý luận với các đồng chí đấy! Trên hết, cũng như nói ở trên, nếu các đồng chí thực sự chỉ định bàn đến những “kế sách” ngắn hạn, ăn sổi thì tốt nhất là ngừng ngay ý định này từ đầu vì, cũng như tớ đã nói, nó chẳng có tí giá trị thặng dư nào cả, ngoài cái cảm giác xấu gây ra cho người đọc.
6. Đồng chí Chí viết: “Thêm nữa, theo ý cá nhân tôi, không thể so sánh tình trạng Việt Nam bây giờ đang vướng “bẫy thanh khoản” như Nhật hồi những năm 90 khi chính sách tiền tệ không còn ảnh hưởng đến lãi suất, và lãi suất lại có rất ít ảnh hưởng đến tăng trưởng. Nguyên do rất đơn giản là bẫy lãi suất chỉ xảy ra ở mức cực thấp, còn ở Việt Nam lãi suất bây giờ là 12-20%, làm sao có bẫy này?”
Tớ trả lời: Nguyên văn tớ trích dẫn 2 trường hợp bẫy thanh khoản, Nhật những năm 90 và Mexico sau năm 1994, đồng chí lại “lờ” đi trường hợp Mexico. Không phải ngẫu nhiên tớ đưa ra 2 trường hợp này, vì chúng là minh họa cho 2 loại bẫy thanh khoản: bẫy thanh khoản cầu (demand liquidity trap, Nhật) và bẫy thanh khoản cung (supply liquidity trap, Mexico); xem cụ thể thêm ở đây). Hình như đồng chí chỉ hiểu rằng bẫy thanh khoản chỉ xảy ra trong trường hợp lãi suất cực thấp, mà không biết rằng bẫy thanh khoản còn xảy ra khi NHTƯ cung cấp thanh khoản dồi dào cho hệ thống ngân hàng nhưng cuối cùng lượng thanh khoản này lại quay trở lại nằm trong bảng cân đối tài sản của NHTƯ (khi các ngân hàng lại gửi tiền vào NHTƯ). Trong cả 2 trường hợp, tiền không chảy vào nền kinh tế thực; thanh khoản dồi dào nhưng chẳng ai vay để đầu tư, tiêu dùng.
Nói thêm cho trường hợp Mexico, trong bài viết “The Role of Bank Restructuring in Recovering fromCrises: Mexico 1995-1998” của GS Anne Krueger, DH Stanford và Aaron Tornell, DH Harvard năm 1999 (các trang 24 và 33), 2 tác giả này đã kết luận rằng cung tiền từ NHTƯ Mexico đã tăng mạnh nhưng kết cục lãi suất thực cho vay các doanh nghiệp trong nước cao hơn nhiều so với lãi suất mà các doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận được trên thị trường tiền tệ quốc tế, và quan trọng hơn, khối lượng vốn cho vay lại giảm đi (đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và không có khả năng trao đổi thương mại). Nên biết thêm rằng lạm phát và lãi suất của Mexico trong giai đoạn này cao hơn 0 rất nhiều!
7. Đồng chí Chí viết: “Sau hết, về giải pháp. Lãi suất vẫn chưa thể xuống nhanh dù NHNN đã hết thuốc, vì các vấn đề thanh khoản khó khăn vẫn tiếp tục và nợ xấu của các ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản. Biện pháp duy nhất, theo ý tôi, là NHNN cần ngưng ngay các biện pháp hành chính chữa cháy, thay bằng các biện pháp thị trường. Đó là bỏ ngay lãi suất trần huy động, hệ thống có thể chao đảo vài tháng với lãi suất tăng vọt ở các ngân hàng nhỏ... Giải pháp tối hậu có vẻ là: cần nhanh chóng bỏ các biện pháp hành chính hiện nay và trở về với cơ chế thị trường”.
Tớ trả lời: Với cái cụm từ “Biện pháp duy nhất” của đồng chí thì hóa ra là cái phần “kế sách” trên của đồng chí Chí với đồng chí Ngoạn là thừa à? Các đồng chí đã thừa nhận rằng nới lỏng chính sách tiền tệ không giải quyết được vấn đề thanh khoản và nợ xấu đúng không? Nếu đúng thì ... done! (xin lỗi, tớ phải dùng từ này ở đây cho ngắn, dễ hiểu, mặc dù tớ không sính dùng chữ tây trong các bài viết tiếng Việt cho lắm).
Rồi nữa, giải pháp “duy
nhất” của đồng chí Chí (“cần ngưng ngay các biện pháp hành
chính”) lại “đập” chan chát với giải pháp của đồng chí Ngoạn. Mới tuần trước, tớ
trích dẫn trên blog này phát biểu của đồng chí Ngoạn rất đanh thép rằng: “Mọi biện pháp hành chính đều là phi thị trường và ắt để lại
hậu quả không mong muốn nếu không được thực thi một cách nghiêm túc. Hiện nay, Ủy
ban GSTC mong muốn xóa trần, tuy nhiên do thị trường tiền tệ còn nhiều bất ổn,
thanh khoản hệ thống chưa ổn định nên cần tiếp tục duy trì thêm một thời gian”,
khi đồng chí Ngoạn nói về tại sao không nên xóa bỏ ngay trần lãi suất huy động.
Hay đồng chí Ngoạn cãi rằng đấy là ý kiến riêng của đồng chí Chí thôi chứ không
phải của tớ (tức đồng chí Ngoạn) đâu! Ôi tớ đến bó tay với các đồng chí thôi!
Thêm cái rồi nữa, rằng cái “giải pháp duy nhất” của đồng chí Chí (cứ cho là không phải của đồng chí Ngoạn) cũng cần phải nói thẳng thắn là chẳng có tí giá trị thặng dư nào cả vì đã có những người, ví dụ như tớ chẳng hạn, nói cả vài tháng trước đây rằng cần phải bỏ ngay trần lãi suất huy động (và không được áp trần lãi suất cho vay) đi để giải quyết vấn đề thanh khoản và hạ lãi suất ở Việt Nam.
Tóm lại, tớ phí cả một buổi tối chơi với vợ con để làm một cái công việc vô bổ thế này, cũng chỉ mong (nói rất khiêm tốn, lễ phép) rằng các đồng chí Ts ơi, làm ơn ... cho thiên hạ nhờ. Để lửng thế này cũng là để bạn đọc tự phán xét thêm cho khách quan.
Thêm cái rồi nữa, rằng cái “giải pháp duy nhất” của đồng chí Chí (cứ cho là không phải của đồng chí Ngoạn) cũng cần phải nói thẳng thắn là chẳng có tí giá trị thặng dư nào cả vì đã có những người, ví dụ như tớ chẳng hạn, nói cả vài tháng trước đây rằng cần phải bỏ ngay trần lãi suất huy động (và không được áp trần lãi suất cho vay) đi để giải quyết vấn đề thanh khoản và hạ lãi suất ở Việt Nam.
Tóm lại, tớ phí cả một buổi tối chơi với vợ con để làm một cái công việc vô bổ thế này, cũng chỉ mong (nói rất khiêm tốn, lễ phép) rằng các đồng chí Ts ơi, làm ơn ... cho thiên hạ nhờ. Để lửng thế này cũng là để bạn đọc tự phán xét thêm cho khách quan.
Anh à, về cả lý thuyết lẫn thực tế nhé, huy động càng dài thì lãi suất phải càng cao đúng không. Nhà mình thì ngược lại nhé. Huy động ngắn cho vay dài thì ổn thế nào được. Vì thế mà cái méo mó trong cơ cấu tín dụng ai cũng nhìn thấy nhưng dập nó rất khó, thôi thì cứ tạm thời làm cái trần huy động cho chúng mày đỡ nháo. Nhưng trần này có xi nhê gì đâu, với kỳ vọng lạm phát và niềm tin lung lay như thế. Gốc vấn đề, theo em, là do thành lập nâng cấp quá nhiều ngân hàng lởm
ReplyDeleteTheo anh thì số lượng ngân hàng không nói lên được cái gì cả. Trong cái blog này anh viết cũng nhiều về chuyện này rồi. Cái quan trọng là NHNN đã bất lực hoặc bị tha hóa để các ngân hàng, cả to lẫn nhỏ, cả NH quốc doanh lẫn ngân hàng cổ phần (chứ không chỉ có ngân hàng nhỏ mà người ta vẫn nói đâu), tự do hoạt động, tự do làm càn, dẫn đến nông nỗi này. Bây giờ có sáp nhập lại mà vẫn nguyên cái cung cách làm ăn chụp giật như cũ, NHNN vẫn bất lực hoặc tha hóa như cũ thì chẳng có gì đổi mới sất. Cho nên sáp nhập không phải là câu trả lời (mà thực ra nếu có thì chỉ là băng bó để che đi vết thương mà thôi), mà phải là đưa các hoạt động của ngân hàng thương mại vào khuôn khổ thể chế và kiểm soát lành mạnh. Mà muốn thế thì phải có thời gian, và đầu tiên phải bắt đầu bằng việc cứu hay giết những thằng ốm yếu, bệnh tật nhất. NHNN có thể làm được việc này. Như anh đã có lần nói, vì chỉ có một số thằng thuộc dạng này nên không thể dùng “đao to búa lớn” dưới cái chiêu bài là “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”, mà chỉ là “tái cơ cấu” từng ngân hàng ốm yếu này thôi. Tất nhiên trong quá trình xử lý sẽ có thiệt hại, sẽ có chao đảo, nhưng là việc phải làm, còn hơn là không làm hoặc chỉ chữa trị ngoài da.
DeleteTrần lãi suất tạo nên một cơ chế "giá" cào bằng, và tự nó đã làm méo mó cơ cấu tín dụng. Nhưng thả rông, thì theo anh, có dẫn đến đổ vỡ do nợ xấu ko. Liệu có cứu được ko? Trảm ngân hàng nào bây giờ khi sau mỗi ngân hàng nhỏ là 1 ông rất lớn?
ReplyDeleteThả rông lãi suất chỉ có tác dụng tốt hơn chứ không xấu đi cho nợ xấu, chí ít vì đằng nào dưới cái trần lãi suất các ngân hàng vẫn lách được (bịt lỗ này, chiêu này, chúng nó nghĩ ra lỗ khác, chiêu khác, bịt sao nổi?). Khi tự do hóa lãi suất, các thằng yếu nhất vẫn huy động được vốn cho những nhu cầu xử lý nợ xấu, đảm bảo thanh khoản cho nó, và tình thế chắc chắn là sẽ tốt hơn tình thế không được huy động công khai với cái giá người gửi chấp nhận. Tất nhiên, sẽ có khi, sẽ đến lúc nào đó tiếng tăm quá xấu của ngân hàng nào đó lộ ra rằng nó sắp phá sản (ví dụ, vì nợ xấu nhiều quá) nên người gửi tiền không dám gửi tiền nữa, dù giá nào. Đến lúc này là lúc NHNN phát huy vai trò người tổ chức tái cơ cấu nó để cứu nó hoặc cho nó phá sản trong êm thấm. Nhưng khả năng bị lâm vào tình huống bi đát thế này sẽ giảm thiểu khi có những cơ chế chống sốc khác như bảo hiểm tiền gửi và/hoặc cam kết không để ngân hàng nào đóng cửa (nhiều khi chỉ là võ mồm) của NHNN. Vì những cơ chế này mà người dân vẫn có thể gửi tiền cho ngân hàng có vấn đề này trong phạm vi được hưởng bảo hiểm, tất nhiên với lãi suất cao hơn, và vì thế nó vẫn thu hút được tiền để giải quyết các nhu cầu cấp bách của nó. Tóm lại, anh chẳng thấy có liên can gì giữa chuyện bỏ trần lãi suất với việc tăng nợ xấu và tăng khả năng phá sản của ngân hàng cả, mà chỉ có tác dụng tích cực.
DeleteAnh ơi bàn về cái gọi là bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam thì buồn lắm. Max là 50 triệu, mà chỉ là pay box, có chức năng giám sát/ xử lý, mua bán nợ đâu anh. Ý của em là mấy NH nhỏ nó như thằng liều, có trần thì chí ít còn có cái cớ hành chính để trảm (mặc dù nó thừa khả năng lách), còn không có trần thì nó thả phanh huy động để đảo nợ, để tài trợ các dự án vô cùng rủi ro. Bây giờ vay liên ngân hàng còn thế chấp mà anh, nên em cũng hơi kinh khi tự do hóa lãi suất.
DeleteEm hiểu ý anh là tự do lãi suất huy động thì người dân cũng được đền bù phần nào mởi mức lãi suất cao, còn hơn bây giờ cứ (tạm gọi là 14%) cho những thằng quá rủi ro, thế là thiệt hại cho người gửi tiền, đúng không anh?
DeleteNếu vấn đề chỉ là tìm cớ hợp lý để trảm bọn ngân hàng nhỏ thì dễ ợt. NHNN cứ đặt ra và làm chặt các tiêu chuẩn an toàn để được phép hoạt động, nếu không thỏa mãn thì sẽ có sự giám sát đặc biệt như đã và đang làm (với mức độ nghiêm khắc và mạnh tay hơn). Lúc đó chúng nó sống cũng như chết thôi mà, có thoát đi đâu được đâu? Nếu đã kiểm soát được rồi thì bọn này có huy động vốn về chắc cũng phải ưu tiên các mục đích cải thiện tình hình hoạt động chứ không phải là cho vay mạo hiểm và các mục đích xấu khác. Vấn đề còn lại chỉ là NHNN có muốn làm, có làm được như thế không mà thôi. Nếu câu trả lời là không thì có trần lãi suất cũng vậy, chẳng giúp gì mà còn có hại vì ngăn cản bọn ngân hàng thu hút vốn để cầm cự khỏi chết ngay.
DeleteVề bảo hiểm tiền gửi, có thể điều chỉnh nâng mức bảo hiểm lên mà (và dù sao thì cũng phải nâng, giống như chuyện thuế thu nhập ấy, vì chắc mức đó đặt ra từ lâu rồi). Và để được trong diện bảo hiểm thì người gửi tiền có thể chia nhỏ số tiền gửi ra, nhờ người đứng tên v.v... (chắc chắn là còn một số cách nữa), miễn là lãi suất mà ngân hàng chào là cực kỳ hấp dẫn để người gửi tiền sẵn sàng làm vậy.
Về phía người gửi tiền, thực ra người ta vẫn có cách để tối đa hóa lợi nhuận, dù có trần lãi suất (từ phía ngân hàng mời mọc, từ bản thân họ thương lượng ngầm với ngân hàng, nếu không được thì họ không gửi nữa). Chỉ có một số đối tượng hạn chế là không có khả năng làm được như vậy (buộc phải gửi với lãi suất 13%, ví dụ người ít tiền, người không biết làm gì). Nên anh không bận tâm lắm đến quyền lợi người gửi tiền, mà chỉ bận tâm đến mối nguy hiểm to hơn đằng sau chuyện người gửi tiền không gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Lúc đó, chính sách tiền tệ không còn nhiều tác dụng cho các mục tiêu vĩ mô nữa (xem các bài trong blog này về hậu quả đôla hóa, vàng hóa), và lạm phát sẽ không dễ mà kiềm chế được nữa vì đã thoát khỏi tầm với của NHNN.
Hàn Quốc đứng thứ 12 kinh tế thế giới có 20 ngân hàng, Vn ta khoảng 80 ngân hàng. Đầu tư thì chỉ qua ngân hàng, thị trường chứng khoán có cho nó có...Vậy thì đơn giản chỉ bỏ trần lãi suất có ổn không anh?
ReplyDeleteCũng trong blog này anh có một bài về chuyện tái cơ cấu ngân hàng và số lượng ngân hàng nhiều hay ít. Em so sánh thế thì anh cũng có thể lý luận rằng Việt Nam với quy mô nền kinh tế có hơn 100 tỷ đôla mà có tới 7-800.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là quá nhiều. Nhưng em có thể biện luận rằng các doanh nghiệp ở Việt Nam toàn là doanh nghiệp nhỏ nên nhiều là đúng. Vậy thì logic đó cũng có thể áp dụng được cho hệ thống ngân hàng. Anh nhắc lại rằng số lượng không phải là vấn đề mà môi trường hoạt động và vai trò người kiểm soát, chế tài của NHNN mới là vấn đề quan trọng. Nếu cho là quá nhiều dẫn đến cạnh tranh gay gắt quá thì thế nào quá trình M&A, đào thải v.v.. cũng sẽ tự diễn ra thôi, có gì mà lo đâu? Nếu không diễn ra những quá trình này thì đơn giản là các ngân hàng vẫn tìm được phân khúc thị trường cho mình làm đất sống. Nếu cho rằng nhiều quá nên chúng nó đạp lên nhau mà sống, mà làm loạn thì lại phải quay trở về chuyện môi trường hoạt động và sự kiểm tra kiểm soát của NHNN (giống như cảnh sát và viện kiểm sát, tòa án, và hệ thống luật để ai làm bậy sẽ bị trảm, thế thôi).
DeleteTrước hết, lý thuyết kinh tế mô hình Mundell-Fleming hiểu như thế này đúng chứ anh:
DeleteĐối với một nền kinh tế nhỏ, mở cửa (a small and open economy) và theo đuổi chế độ tỷ giá neo (pegged exchange rate) như Việt Nam thì chính sách tiền tệ chỉ làm tăng sản lượng trong ngắn hạn, trong dài hạn chính sách tiền tệ không những không làm tăng sản lượng mà còn gây nên lạm phát. Cơ chế của nó như sau:
Trong mô hình Mundell-Fleming chuẩn với chính sách tỷ giá neo thì chính sách tiền tệ không có tác dụng. Khi NHNN tăng cung tiền sẽ làm cho đường LM dịch sang phải, lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm xuống. Lãi suất giảm xuống hơn mức cân bằng sẽ làm cho luồng vốn có xu hướng chuyển ra nước ngoài tạo mất cân bằng cán cân thanh toán và gây sức ép lên tỷ giá hối đoái. NHNN muốn neo tỷ giá buộc phải can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra, do đó hút tiền ra khỏi thị trường, cung tiền dần giảm xuống về mức trước khi gia tăng cung tiền của NHNN. Như vậy trong điều kiện dòng vốn dịch chuyển tự do, chính sách tỷ giá neo làm chính sách tiền tệ không còn tác dụng. Đây là trường hợp đặc trưng của tam bất khả thi (trilemma- impossible trinity). Trong các nền kinh tế đang phát triển thường thì dòng vốn không tự do dịch chuyển do đó việc chênh lệch lãi suất thường không phải là yếu tố thúc đẩy dòng vốn vào ra nước đó. Tuy nhiên, chênh lệch lãi suất giữa các tài sản ghi bằng đồng nội tệ và các tài sản ghi bằng đồng ngoại tệ trong nền kinh tế đô la hóa sẽ làm dịch chuyển nội tại dòng vốn trong bản thân nước đó. Trong trường hợp này nếu NHNN tăng cung tiền tạo hiệu ứng giảm lãi suất và mức giá lên cao. Lúc đó các tài sản ghi bằng nội tệ (ví dụ tiết kiệm) sẽ kém hấp dẫn hơn tài sản ghi bằng ngoại tệ và giảm nắm giữ tài sản ghi bằng nội tệ. NHNN buộc phải tăng bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá, do đó giảm cung tiền. Thêm vào đó gia tăng cung tiền sẽ kích thích tăng nhập khẩu, do đó, nhu cầu ngoại hối cũng tăng cao buộc NHNN phải tiếp tục bán ngoại tệ thêm nữa. Chính sách nới lỏng tiền tệ cũng sẽ không có tác dụng và chỉ làm cho dự trữ ngoại hối của NHNN giảm sút. Do đó, nguyên tắc tam bất khả thi không chỉ áp dụng trong trường hợp dòng vốn tự do dịch chuyển mà còn cả trong những trường hợp dòng vốn không tự do dịch chuyển qua biên giới mà chuyển dịch trong nội tại nền kinh tế. Một nền kinh tế có tỷ lệ đô la hóa cao mà vẫn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ không tránh khỏi phải phá giá tỷ giá hối đoái. Điều sẽ tạo ra kỳ vọng phá giá của những người nắm giữ ngoại tệ và tạo ra động cơ tích trữ ngoại tệ cao hơn do đó tăng sức ép hơn nữa lên tỷ giá.
Đối với chính sách tài khóa: Khi CP gia tăng chi tiêu trong nước (tăng chi NS hoặc giảm thuế). Việc làm này làm gia tăng tổng chi tiêu dự kiến và làm đường IS dịch sang phải, tạo áp lực đẩy giá đồng bản tệ lên. Dưới chế độ neo tỷ giá, NHNN phải can thiệp bằng cách mua ngoại tệ vào, do vậy, lượng tiền bản tệ sẽ tăng lên (cung tiền tăng) đẩy đường LM sang phải. Theo đó, tổng cầu (AD) và thu nhập (Y) sẽ tăng lên.
T.L
Cám ớn đồng chí TL đã dành rất nhiều thời gian để đọc và comment (không biết đồng chí bao tuổi nên cứ mạn phép gọi là đồng chí cho dễ gọi nhé)
DeleteNếu tôi sai thì đồng chí TL sửa giúp tôi. Tôi đoán là đồng chí muốn chỉ ra bằng lý thuyết tại sao chính sách tiền tệ không có tác dụng cho tăng trưởng trong dài hạn.
Những điều đồng chí nói như trên là đúng theo hiểu biết của tôi. Tôi thú thật là chẳng nhớ/hay nhầm lẫn giữa những model này với model khác. Nhưng có một điều là những nguyên lý như trong phần comment của đồng chí thì tôi hiểu. Và trong phần phản biện dành cho đồng chí Chí, tôi không định đi sâu vào lý luận như vậy, mà chỉ trích dẫn những nghiên cứu gần đây với mục đích chỉ ra cái sai, cái nói liều của đồng chí Chí về quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng trong dài hạn.
Kỳ vọng phá giá đồng Việt Nam còn lớn, xu hướng nhập siêu có thể tăng cao trong thời gian tới như phân tích ở trên, cộng thêm điều chỉnh giá cả về xăng dầu (tháng 3), có thể là điện (tháng 4) và lương cơ bản (tháng 5) có thể nói nguy cơ lạm phát có thể quay lại bất cứ lúc nào. Sau khi điều chỉnh giá xăng dầu mặc dù CPI của tháng 3 vẫn rất thấp, tuy nhiên xin lưu ý rằng chu kỳ tính toán CPI là ngày 15 hàng tháng vì vậy để đánh giá được tác động thực sự của việc tăng giá xăng dầu, nên chờ đến CPI của tháng 4 và tháng 5 mới có thể đánh giá chính xác được. Thêm vào đó, CPI tháng 3 sở dĩ thấp là do giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống, vốn chiếm tới 40% rổ tính giá giảm tới 0,83% so với tháng trước, một hệ quả từ dịch bệnh và những lo ngại an toàn thực phẩm. Khi các vấn đề này được giải quyết thì mức giảm giá ở mặt hàng này là không bền vững. Vì vậy, không thể chủ quan về chỉ số giá ở những tháng sau kể cả khi lạm phát tháng 3 đã thấp kỷ lục. Nếu tháng 4 có điều chỉnh giá điện, tháng 5 tăng lương cơ bản tác động của những việc này chắc chắn sẽ không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng, xin đặc biệt nhấn mạnh điều này xảy ra tác động thực tế đến giá cả, chi phí sản xuất một phần thì tâm lý của người dân sẽ là nguyên nhân gây nên lạm phát còn là vài phần hơn thế.
ReplyDeleteVề vấn đề anh Phan Minh Ngọc có đề cập, doanh nghiệp hiện nay đang khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do ngân hàng nâng tiêu chuẩn cho vay lên và làm tổng mức đầu tư không có phản ứng gì với chính sách tiền tệ (đường IS rất dốc thể hiện chính sách tiền tệ mất đi tác dụng) hay nói cách khác Việt Nam rơi vào bẫy thanh khoản như Nhật Bản những năm 1990. Về việc này, tôi xin đưa ra ý kiến của mình như sau:
T.L
Tôi muốn nhấn mạnh thêm một điểm rằng đang có xu hướng dần (cố tình) lãng quên là vai trò của chính sách tiền tệ trong việc tăng áp lực lạm phát quay trở lại. Giá cả, nhất là xăng dầu, điện, than v.v... đang được mang ra làm cái cớ để cảnh báo về khả năng lạm phát tăng cao trong những tháng tới, trong khi NHNN đã tăng cung tiền và mới gần đây đã phải lặng lẽ tung tín phiếu ra để thu hút VND về. Điều này chứng tỏ NHNN đã ý thức được rõ áp lực lạm phát đến từ đâu, chứ không phải đơn thuần như người ta hiện nay vẫn đang phân tích. Và bản thân tôi luôn nhấn mạnh đến nguy cơ lạm phát đến từ chính sách tiền tệ cao hơn nhiều những nguồn gây ra lạm phát chi phí đẩy khác.
DeleteXin thưa với anh thế này, quả thật đúng là doanh nghiệp của nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang thấm đòn sau 1 thời gian dài chịu lãi suất ngân hàng quá cao, nhiều doanh nghiệp lao đao và phá sản. Trong tháng 1, cả huy động và dư nợ của hệ thống ngân hàng đều sụt giảm, sang đến tháng 2 mặc dù lãi suất vẫn chưa giảm nhưng huy động đã tăng trở lại trong khi dư nợ tiếp tục giảm, tổng phương tiện thanh toán cũng giảm 0,64% so với tháng 1 và 0,11% so với cuối năm 2011, lưu lượng tiền mặt ngoài hệ thống cũng giảm 12,62%. Những con số đó phần nào cho thấy lãi suất cao từ chính sách tiền tệ thắt chặt kéo dài làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Một số doanh nghiệp nói rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn họ không muốn và không dám vay thêm ngân hàng vì họ không thể kham nổi lãi suất cao như thế, họ chỉ cố gắng cầm cự để trả dần nợ vay lãi suất cao để không bị hạ thấp hạn mức tín dụng với các ngân hàng chứ hiếm có chuyện các ngân hàng không muốn cho các DN vay vốn, trừ các trường hợp cho vay với các dự án BĐS và liên quan đến chứng khoán, những khoản vay không được khuyến khích.
ReplyDeleteĐấy là với các DN hoạt động tốt và làm ăn nghiêm chỉnh, còn các doanh nghiệp gặp vấn đề về kinh doanh lẽ dĩ nhiên mức tín nhiệm của họ giảm sút khi họ không trả nợ được ngân hàng, từ phía ngân hàng rõ ràng họ không muốn cho những khách hàng không trả được nợ cũ vay thêm nợ mới rồi, mà chủ yếu những doanh nghiệp này gặp khó khăn vì sao vay để sản xuất kinh doanh, thực chất họ lại đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán như trường hợp của DN Diệu Hiền Cần Thơ là ví dụ điển hình, chả ngạc nhiên khi những DN này khó khăn khi họ đầu tư vào 2 thị trường đang ọp ẹp như vậy phải không anh.
T.L
Xin đồng chí lưu ý về chuyện bẫy thanh khoản. Tôi nói rõ là có 2 trường hợp bẫy thanh khoản, chứ không chỉ có mỗi trường hợp xảy ra khi lãi suất rất thấp như ở Nhật như đồng chí Chí cố tình diễn giải. Những lý luận trên của đồng chí là đúng với thực tế, và cũng đúng với cả lý thuyết khi, như tôi nói, xảy ra trong trường hợp có bẫy thanh khoản. NHTW tăng cung tiền, hạ lãi suất nhưng lãi suất thấp không đến được tay doanh nghiệp. Trường hợp Mexico là ví dụ điển hình. Lưu ý thêm là khi đó lạm phát và lãi suất của Mexico đều ở mức cao (tôi không nhớ chính xác con số lắm, nhưng ở khoảng 10% gì đó vào năm 1995 và tăng vọt lên mấy chục phần trăm vào những năm sau. Mọi người có thể dễ dàng lục lại bằng google). Trong bối cảnh có bẫy thanh khoản kiểu này thì rõ ràng, như đồng chí chỉ ra, chẳng ngân hàng nào dám cho vay doanh nghiệp, dù có nhận được lãi suất cho vay cao. Và vì thế việc áp dụng mô hình IS-LM để nhằm kích thích tăng trưởng (thông qua giảm lãi suất, tăng đầu tư) là không hợp lý, kể cả trong ngắn hạn chứ chưa nói gì đến dài hạn.
Delete