Hôm nay, tới bắt
đầu bằng mục “Đọc báo giùm bạn để tự nâng bi tớ”, với một số bài đáng chú ý
đăng trên TBKTSG tuần này.
Bài đầu tiên tớ
muốn đề cập đến là bài có tiêu đề: “Những vấn đề từ đề án tái cấu trúc”. Trong
bài này có đoạn mà tớ lấy làm tâm đắc nhất, đơn giản vì nó liên quan đến chuyện
mà tớ với đồng chí TL đang tranh luận, cụ thể là chuyện có nên đặt ra yêu cầu vốn
tối thiểu hay không. Tớ thì chủ trương cho rằng quy mô vốn không có ý nghĩa, cái
cần là thực hiện các tiêu chuẩn an toàn hoạt động, trong đó có tiêu chuẩn Basel
II và III. Đồng chí TL thì tất nhiên là
có quan điểm ngược lại, nhấn mạnh rằng quy mô vốn vẫn là cần thiết, nhiều nước
vẫn đặt ra.
Trong bài trên, đồng
chí tác giả đã lập luận rất giống tớ (trang 57, đoạn đầu), thậm chí còn đề cập cả
đến Basel II (chỉ không có Basel III). Khi tự nhiên có 2 người chẳng quen biết
gì nhau mà nói giống nhau đến 99% thì suy ra rằng điều họ nói là chân lý, đồng
chí TL thông cảm nhé!
Bài thứ hai là
bài “Hãy kiên nhẫn hơn chút nữa” của 1 đồng chí (cũng là TS, tớ chưa nghe tên
bao giờ). Đọc tiêu đề và sau đó là nội
dung bài, tớ đoán đồng chí tác giả này một là đã đặt cho bài một cái tên khác
nhưng bị tòa soạn đổi cho nhẹ nhàng hơn, hoặc là đồng chí tác giả đã cố gắng rất
nhiều để đưa một vấn đề hết sức quan trọng và “nhạy cảm” đến được tay người cần
đọc mặc dù phải dằn mình đặt một cái tiêu đề khá “cải lương”, cốt sao đạt được
mục đích.
Bài viết có những
lý luận cơ bản như sau. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã phát huy tác dụng trong
việc kiềm chế lạm phát. Lãi suất vọt lên cao và tổng cầu đã giảm mạnh (gây ra
các hậu quả như đã và đang thấy). Nhưng điều tất yếu và tự nhiên sắp tới là lãi
suất sẽ phải tự động hạ, và trong quá trình điều chỉnh này thì các doanh nghiệp
phụ thuộc nặng vào tín dụng ngân hàng sẽ là doanh nghiệp hứng chịu hậu quả nhất,
nhưng là điều nên làm/nên để xảy ra. Hơn nữa, (giống như tớ nói!) tăng trưởng
tuy được cho là đã chậm lại nhưng vẫn là 4%, trong khi tổng cầu có xu hướng phục
hồi, và diễn biến của lãi suất và tồn kho không có gì bất thường mà vẫn đúng
như lộ trình dự tính. Tóm lại, chẳng có gì ghê gớm đến độ phải làm ầm ĩ như hiện
nay cả, và sự thay đổi/điều chỉnh chính sách lúc này chỉ có hại. Quan trọng là
câu nhận định: “Như vậy thời điểm hiện nay không phải là thời điểm tối ưu để
can thiệp vào thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp. Thời điểm thích hợp là khi lãi
suất cho vay về mức xung quanh 10%...”. Các đồng chí đọc câu này, bài này có thấy
“quen quen”, giống với những gì tớ nói không? Lại phải nhắc lại một lần nữa rằng tớ phục tớ
quá!
Bài thứ ba thì
liên quan đến câu trả lời của tớ cho một đồng chí anonymous khác trong entry “Ai
bảo báo chí không cần/không nên bị kiểm duyệt?”. Tớ có nói mò, nói liều về một
số rủi ro gắn với những dự báo kinh tế, như là dự báo thường là từ trên trời
rơi xuống, dự báo làm cho nhiều người thấy ham nhảy vào, dự báo nhưng không lường
trước được những yếu tố bất ngờ, làm thay đổi toàn bộ cán cân cung cầu, giá cả.
Nay trên TBKTSG tớ
thấy bài “Điều đang tiêu!”. Càng đọc càng phục mình sao mà nói liều thành nói
trúng thế, vì bài viết mô tả tình cảnh thị trường điều phải đối mặt với tất cả
những gì tớ giàu trí tưởng tượng nêu ra như trên. Đồng chí nào còn “lăn tăn” về
tài nói liều của tớ xin mời vào đọc để mà thêm phục tớ nhé!
Hôm nay tạm thời
dừng việc tự mình nâng bi mình ở đây đã không thì bạn đọc choáng mất.
No comments:
Post a Comment