http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/noi-bien-do-ty-gia-doanh-nghiep-xuat-khau-se-ngay-lap-tuc-huong-loi-20150812133837042.chn
“Nới biên độ tỷ giá, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ngay lập tức hưởng lợi”
“Nới biên độ tỷ giá, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ngay lập tức hưởng lợi”
PV: NHNN tuyên bố rằng sẽ
duy trì tỷ giá biến động không quá 2% trong cả năm nay, và "room" này
cũng đã được sử dụng triệt để trong nửa đầu năm. Tuy nhiên cơ quan quản lý lại
vừa có quyết định khá lạ là bất ngờ điều chỉnh biên độ của tỷ giá VND/USD, từ
mức +/-1% lên +/-2% - lần điều chỉnh đầu tiên kể từ tháng 2/2011. Vậy ông
đánh giá thế nào về động thái này?
TS. Phan Minh Ngọc: Để điều chỉnh tỷ giá thì có hai cách, hoặc là điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng (tỷ giá tham chiếu), hoặc điều chỉnh biên độ biến động xung quanh tỷ giá liên ngân hàng. Việc tăng tỷ giá liên ngân hàng hay nới rộng biên độ biến động từ 1% lên 2% đều mang đến một kết quả giống nhau là cho phép VND yếu đi so với USD.
Tuy nhiên, cách điều chỉnh biên độ biến động tạo ra sự linh hoạt hơn cho tỷ giá theo sát với diễn biến của thị trường so với cách điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Cách này cũng tạo ra ít tác động về mặt tâm lý hơn so với cách thứ nhất, đặc biệt xét đến bối cảnh NHNN cương quyết “nói không” với việc phá giá VND quá 2 điểm phần trăm trong năm nay, mặc dù việc nới biên độ về bản chất cũng là sự chấp nhận chính thức phá giá VND.
Việc điều chỉnh biên độ này sẽ có lợi hơn với nhóm doanh nghiệp nào thưa ông?
Như đã được phân tích nhiều lần, các doanh nghiệp xuất khẩu ngay lập tức sẽ được hưởng lợi sau một giai đoạn dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi VND lên giá thực so với USD và so với phần lớn các đồng tiền của các nước trên thế giới.
Không chỉ vậy, hàng hóa sản xuất trong nước tiêu thụ trong nước cũng nhờ đó mà tăng được sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, giúp cho doanh nghiệp sản xuất cho thị trường nội địa trụ vững hơn trên thị trường.
Thế còn với các doanh nghiệp nhập khẩu thì sao?
Đối tượng bị thiệt hại là các doanh nghiệp nhập khẩu về tiêu thụ tại thị trường nội địa, nhưng điều này là tốt cho cả nền kinh tế vì nó giúp thúc đẩy sản xuất nội địa và xuất khẩu, giảm nhập siêu.
Nên nhớ, cho dù có một số tác hại nào đó cho một số đối tượng nào đó trong nền kinh tế, việc phá giá bản tệ luôn là một giải pháp hữu hiệu khi nền kinh tế đang phải đối mặt với nhập siêu, và/hoặc xuất khẩu, tăng trưởng GDP cũng như tăng trưởng việc làm cần một cú hích. Điều này được chứng minh không thể rõ nét hơn qua việc Trung Quốc phải chấp nhận phá giá NDT trong 2 lần liên tiếp là ngày 11/8 và hôm nay 12/8.
Nhiều ý kiến cho rằng, áp lực lên tỷ giá vẫn còn rất lớn, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn chưa có động thái nào cho thấy họ sẽ dừng lại việc phá giá đồng nội tệ, trong khi các đồng tiền khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng. Theo ông thời gian tới, tỷ giá nên được điều hành theo hướng nào là hợp lý?
Tôi cho rằng việc NHNN chấp nhận phá giá VND trong bối cảnh các nước trên thế giới thi nhau phá giá bản tệ là một bước đi bắt buộc và cần thiết.
Trong thời gian tới, việc điều hành tỷ giá VND nên tiếp tục theo hướng để tỷ giá VND biến động linh hoạt hơn theo diễn biến thị trường, cơ quan quản lý không nên tự làm khó mình bằng việc tuyên bố ngay từ đầu một con số cụ thể nào đó như thời gian qua.
Vâng, xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
TS. Phan Minh Ngọc: Để điều chỉnh tỷ giá thì có hai cách, hoặc là điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng (tỷ giá tham chiếu), hoặc điều chỉnh biên độ biến động xung quanh tỷ giá liên ngân hàng. Việc tăng tỷ giá liên ngân hàng hay nới rộng biên độ biến động từ 1% lên 2% đều mang đến một kết quả giống nhau là cho phép VND yếu đi so với USD.
Tuy nhiên, cách điều chỉnh biên độ biến động tạo ra sự linh hoạt hơn cho tỷ giá theo sát với diễn biến của thị trường so với cách điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Cách này cũng tạo ra ít tác động về mặt tâm lý hơn so với cách thứ nhất, đặc biệt xét đến bối cảnh NHNN cương quyết “nói không” với việc phá giá VND quá 2 điểm phần trăm trong năm nay, mặc dù việc nới biên độ về bản chất cũng là sự chấp nhận chính thức phá giá VND.
Việc điều chỉnh biên độ này sẽ có lợi hơn với nhóm doanh nghiệp nào thưa ông?
Như đã được phân tích nhiều lần, các doanh nghiệp xuất khẩu ngay lập tức sẽ được hưởng lợi sau một giai đoạn dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi VND lên giá thực so với USD và so với phần lớn các đồng tiền của các nước trên thế giới.
Không chỉ vậy, hàng hóa sản xuất trong nước tiêu thụ trong nước cũng nhờ đó mà tăng được sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, giúp cho doanh nghiệp sản xuất cho thị trường nội địa trụ vững hơn trên thị trường.
Thế còn với các doanh nghiệp nhập khẩu thì sao?
Đối tượng bị thiệt hại là các doanh nghiệp nhập khẩu về tiêu thụ tại thị trường nội địa, nhưng điều này là tốt cho cả nền kinh tế vì nó giúp thúc đẩy sản xuất nội địa và xuất khẩu, giảm nhập siêu.
Nên nhớ, cho dù có một số tác hại nào đó cho một số đối tượng nào đó trong nền kinh tế, việc phá giá bản tệ luôn là một giải pháp hữu hiệu khi nền kinh tế đang phải đối mặt với nhập siêu, và/hoặc xuất khẩu, tăng trưởng GDP cũng như tăng trưởng việc làm cần một cú hích. Điều này được chứng minh không thể rõ nét hơn qua việc Trung Quốc phải chấp nhận phá giá NDT trong 2 lần liên tiếp là ngày 11/8 và hôm nay 12/8.
Nhiều ý kiến cho rằng, áp lực lên tỷ giá vẫn còn rất lớn, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn chưa có động thái nào cho thấy họ sẽ dừng lại việc phá giá đồng nội tệ, trong khi các đồng tiền khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng. Theo ông thời gian tới, tỷ giá nên được điều hành theo hướng nào là hợp lý?
Tôi cho rằng việc NHNN chấp nhận phá giá VND trong bối cảnh các nước trên thế giới thi nhau phá giá bản tệ là một bước đi bắt buộc và cần thiết.
Trong thời gian tới, việc điều hành tỷ giá VND nên tiếp tục theo hướng để tỷ giá VND biến động linh hoạt hơn theo diễn biến thị trường, cơ quan quản lý không nên tự làm khó mình bằng việc tuyên bố ngay từ đầu một con số cụ thể nào đó như thời gian qua.
Vâng, xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
No comments:
Post a Comment