Bản trên là bản đã edit theo quan điểm của báo. Bản gốc ở dưới đây, để phang lại quan điểm cũ rích và hết sức ngụy biện của 2 đồng chí Bùi Trinh và Nguyễn Quang Đồng ở một số báo và mới nhất là ở CafeF (bấm vào đây). Nói thêm, tớ thấy giọng điệu của đồng chí Đồng quen quen, hình như đã từng có (nhiều) lần hạ cố vào đây phang tớ và bị tớ đuổi cổ khỏi blog này. Nếu đúng là vậy thì khá khen cho đồng chí này mặt rất dầy. Nếu không phải là vậy thì sorry đồng chí Đồng này và mong đồng chí shut up lại để cho trong sạch không khí. Hoặc nếu thấy ấm ức thì vào đây mà giải trình.
Tớ đã có một vài lần nói về dân chủ, nhưng lần này nói thêm bằng cách mượn lời của người khác khi nói rằng "dân chủ là để cho dân mở miệng" để nói lại rằng "dân chủ là không để cho những thằng ngu mở miệng". Thế mới hiểu vì sao những người như Lý Quang Diệu lại cứng rắn với bọn đối lập như vậy.
Trung
Quốc phá giá Nhân dân tệ không hề có lợi cho Việt Nam
Việc Trung Quốc phá giá
đồng Nhân dân tệ (CYN) đã tác động tiêu cực đến Việt Nam. Phản ứng lại hành động
phá giá CNY này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ngay lập tức nới biên độ dao động
tỷ giá VND thêm 1 điểm phần trăm nữa tạo điều kiện cho VND yếu đi để bù đắp phần
nào ảnh hưởng của một đồng CNY yếu hơn lên cán cân thương mại của Việt Nam với
thế giới nói chung và với Trung Quốc nói riêng.Dẫu vậy, có nhiều người cho rằng việc Trung Quốc phá giá CNY không đáng lo ngại, thậm chí còn là một cơ hội tốt cho Việt Nam! Những người này cho rằng khi CNY yếu hơn (so với USD, và cả VND), thì giá trị nguyên vật liệu Trung Quốc nhập khẩu giảm xuống, nếu tính theo USD hoặc VND. Theo tính toán của họ, hiện nhập khẩu từ Trung Quốc 60% là nguyên vật liệu, trên 30% cho máy móc thiết bị và chỉ khoảng gần 10% cho tiêu dùng cuối cùng. Với bản chất kinh tế Việt Nam là nền kinh tế gia công, nếu không nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc thì cũng phải nhập từ nước khác, nên giá hàng nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc giảm sẽ làm giảm giá thành, thúc đẩy cho sản xuất của ta tăng trưởng tích cực hơn, và xuất khẩu của ta, ví dụ, sang EU, sang Mỹ như ở dệt may, da giày sẽ có tính cạnh tranh hơn. Từ đó, thậm chí họ cho rằng NHNN nâng biên độ tỷ giá là vội vàng!
Để phân tích thiệt hơn tác động phá giá CNY lên Việt Nam, hãy lấy ví dụ sau.
Giả sử 1 cái áo khoác của Việt Nam và Trung Quốc sản xuất đều có giá thành là 100 USD. Giả sử cả Việt Nam và Trung Quốc đểu xuất áo này sang Mỹ, với chất lượng và độ hấp dẫn người tiêu dùng tương đương nhau.
Giả sử tiếp cơ cấu giá thành sản xuất áo ở Việt Nam là 70 USD giá trị nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc (tính bằng USD) + 20 USD giá trị nguyên liệu sản xuất trong nước (tính bằng VND) + 10 USD chi phí lao động và các chi phí khác (tính bằng VND).
Giả sử cơ
cấu giá thành sản xuất áo của Trung Quốc là 85 USD giá trị nguyên liệu (sản xuất
tại Trung Quốc, tính bằng CNY, quy ra USD) + 15 USD chi phí lao động và các chi
phí khác (tính bằng CNY, quy ra USD).
Khi Trung
Quốc phá giá CNY 5% và Việt Nam phá giá VND 1% thì cơ cấu giá thành sản xuất áo
của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 95 USD (=100 USD x 0,95), vì toàn bộ chi phí sản
xuất đều tính bằng CNY nên quy ra USD sẽ nhỏ đi so với trước khi phá giá.
Với Việt
Nam, chi phí sẽ thành: 70 USD x 0,95 + 20 USD x 0,99 + 10 USD x 0,99 = 96,2
USD. So với giá thành áo của Trung Quốc sản xuất là 95 USD như tính ở trên thì
mặc dù VND cũng đã bị mất giá 1% nhưng áo của Việt Nam sản xuất vẫn đắt hơn 1,2
USD/cái (cao hơn 1,26%). Do đó, trong cùng một điều kiện thị trường, cùng chất
lượng và độ hấp dẫn, rõ ràng hàng Việt Nam sẽ bị giảm tính cạnh tranh so với
hàng Trung Quốc.
Lưu ý rằng
trong tính toán trên ta đã đưa cả điều kiện phụ thuộc nặng nề của hàng xuất khẩu
Việt Nam vào đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, bằng việc giả thiết rằng tới 70% giá thành sản xuất là nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc,
trùng với lập luận của những người phản đối phá giá VND như nói ở trên. Nếu độ
phụ thuộc này tăng lên nữa, giả sử đến 90%
thì giá thành sản xuất của Việt Nam sau khi Trung Quốc phá giá CNY là 90 USD x
0,95 + 10 USD x 0,99 = 95,4 USD, vẫn cao hơn giá thành của Trung Quốc là 0,4
USD (cao hơn 0,42%).
Giả sử
NHNN phá giá VND không phải là 1% mà là 6%, thì giá thành sản xuất của Việt Nam
trong trường hợp nhập khẩu tới 90% nguyên liệu từ Trung Quốc là = 90 USD x 0,95
+ 10 USD x 0.94 = 94,9 USD, tức là đã trở nên thấp hơn giá thành của Trung Quốc
là 95 USD.
Từ phân
tích trên suy ra rằng nếu NHNN không phá giá hoặc chỉ phá ở mức độ nhỏ hơn của
Trung Quốc thì hàng hóa Việt Nam nói chung trở nên đắt đỏ hơn hàng của Trung Quốc
sản xuất, giả sử những điều kiện khác không thay đổi. Bởi thế, xuất khẩu của Việt
Nam không chỉ ra các thị trường trên thế giới như Mỹ, EU, mà sang ngay chính thị
trường Trung Quốc sẽ gặp bất lợi vì giá cao so với hàng Trung Quốc, và bị hàng
hóa của Trung Quốc đẩy bật ra khỏi các thị trường này. Ngược lại, so với hàng
Việt Nam sản xuất và tiêu thụ ngay trên Việt Nam, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
(như áo khoác trong ví dụ trên) sẽ trở nên rẻ hơn, nên sẽ đẩy bật hàng Việt Nam
ngay trên đất Việt Nam. Những tác động bất lợi này diễn ra cho dù CNY yếu hơn
làm cho đầu vào nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc rẻ hơn, hoàn toàn trái ngược
với nhận định của những người phản đối NHNN phá giá VND.
Xét rộng
hơn ra phạm vi thế giới. Có nhiều người cho rằng Việt Nam được hưởng lợi từ việc
CNY mất giá, vì làm cho nguyên liệu, máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt
Nam rẻ hơn, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn so với hàng
của các nước đối thủ (tất nhiền là trừ Trung Quốc, người viết)
có cơ cấu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc ít hơn của Việt Nam. Đây là một suy
diễn vô căn cứ. Tại sao lại nghĩ chỉ có Việt Nam mới biết lợi dụng việc nhập
nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc cho rẻ để hạ giá thành sản xuất nhằm tăng
tính cạnh tranh so với hàng của các nước khác, mà không nghĩ rằng những nước đối
thủ này cũng sẽ cân nhắc chuyển sang dùng đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc cho rẻ?
Hơn nữa, đúng là có thể có nhiều nước đối thủ không nhập khẩu đầu vào từ Trung
Quốc, nên giá thành sản xuất của họ sẽ cao hơn của Việt Nam. Nhưng điều này đã
bị hóa giải bởi, và là nguyên nhân của, việc các nước này thi nhau phá giá bản
tệ để bù đắp vào việc CNY giảm giá làm tăng tính cạnh tranh của những nước “ăn
theo” như Việt Nam! Ngược lại, nếu các nước này không phá giá bản tệ của họ thì
đúng là họ sẽ bị thiệt hại nặng nề bởi hàng của Trung Quốc và cả của Việt Nam.
Sang vấn đề
có liên quan khác là một số người khác chủ trương rằng không cần phải phá giá
VND (hoặc không cần phải phá ở mức như Trung Quốc và các nước khác phá giá bản
tệ của họ) để nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Những biện
pháp mà họ nêu ra là, ví dụ, cắt giảm chi phí, lệ phí, hạ lãi suất, tăng cường
xúc tiến thương mại, cải cách bao bì, marketing, cải cách kinh tế để nền kinh tế
hiệu quả hơn, giảm gánh nặng thuế phí cho doanh nghiệp v.v...
Đương
nhiên là tất cả những biện pháp trên đều là cực kỳ cần thiết trong việc nâng
cao tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Nhưng cần biết rằng chúng ta vẫn đã,
đang và vẫn tiếp tục nỗ lực để thực hiện những biện pháp này, chứ không phải là
không biết đến, không đánh giá đúng mức tầm quan trọng, hay không muốn thực hiện
chúng. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là trong lúc những biện pháp này đang được
thi hành thì hành động phá giá của Trung Quốc nói riêng, và của các nước khác
nói chung, lại tạo thêm khó khăn cho Việt Nam. Nên, nếu Việt Nam chỉ chăm chăm
vào các biện pháp phi tiền tệ như thế này thì có nghĩa là Việt Nam tự tước đi một
công cụ tự vệ hữu hiệu là tỷ giá để hóa giải áp lực cạnh tranh của hàng Trung
Quốc và các đối thủ khác. Ngược lại, việc NHNN phá giá VND như vừa qua (cho dù
vẫn chưa đủ độ) đã hóa giải phần nào áp lực phá giá CNY và các bản tệ khác lên
hàng Việt Nam, như minh họa trong tính toán nói trên.
Đặt vấn đề
từ một góc độ khác, không phải vô cớ mà nhất loạt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam đều bầy tỏ lo ngại về tác động tiêu cực của sự phá giá CNY lên xuất khẩu của
họ. Và cũng không phải vô cớ mà Trung Quốc hay hàng loạt các nước khác đã phá
giá bản tệ của họ, thậm chí dẫn đến nguy cơ của một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Đơn giản vì tất cả những nước này đều nhận thức được tầm quan trọng của một bản
tệ yếu để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa của họ, và tức là bảo vệ được công
ăn việc làm ở nước họ. Điều này chứng tỏ, họ không hề “lăn tăn” việc thay vì
phá giá bản tệ, hãy tập trung vào các biện pháp tăng cường tính cạnh tranh khác
như những người phản đối phá giá VND ở Việt Nam nêu ra!
No comments:
Post a Comment