Friday 13 April 2012

Thanh khoản ngân hàng cải thiện là do đâu? (Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân)

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=71&PaperNumber=12105
14/4/2012

Ngày 11/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định hạ trần lãi suất huy động thêm 1 điểm phần trăm, xuống còn 12%/năm. Lý giải cho hành động này, Thống đốc cho biết thanh khoản của các ngân hàng đã khả quan hơn đáng kể so với cuối năm 2011.

NHNN cho biết: “Qua kênh mua ngoại tệ, NHNN đã bơm ra thị trường khoảng 130.000 tỷ đồng; qua kênh cho vay hỗ trợ thanh khoản bơm ròng ra khoảng 30.000 tỷ đồng và thêm khoảng 30.000 tỷ đồng bơm cho một số chương trình cho vay tái cấp vốn có mục tiêu. Đồng thời với việc bơm tiền ra, NHNN đã phát hành tín phiếu NHNN (kỳ hạn 6 tháng), thu về hơn 30.000 tỷ đồng. Tổng số thanh khoản của các NH hiện đang có tương đương tổng số tiền mà NHNN bơm ròng thời gian qua”.

Như vậy, lượng cung tiền trong quý I/2012 đã tăng ròng 160 nghìn tỷ đồng. Với tổng cung tiền M2 tại thời điểm 12/2011 là khoảng 2.850 nghìn tỷ đồng, thì lượng cung tiền quý I này đã tăng khoảng hơn 5,5% so với tổng cung tiền có đến tháng 12/2011.

Số liệu từ NHNN cũng cho thấy tín dụng toàn ngành tính tới cuối quý I giảm 2,4%. Nếu loại trừ một số ngân hàng tăng tín dụng ảo (nhằm có số dư nợ cao cuối năm 2011, chuẩn bị cho mức kế hoạch 2012) trong tháng 12-2011 và giảm trong tháng 1-2012 (khoảng 7 ngân hàng), mức giảm tín dụng toàn ngành quý I khoảng 1,4%, nhưng huy động toàn ngành tăng 1,5-1,7%.

So sánh hai con số, 5,5% là tốc độ tăng cung tiền của NHNN qua hệ thống ngân hàng và 1,5%-1,7% là tốc độ tăng huy động vốn của hệ thống ngân hàng từ nền kinh tế, thì có thể thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện chủ yếu bởi nguồn cung tiền của NHNN, chứ không phải là do tăng huy động từ dân.

Một số chi tiết đáng lưu ý khác là, cũng theo NHNN tiết lộ, kênh trái phiếu chính phủ đã phát hành thành công 30 nghìn tỷ đồng, còn kênh tín phiếu của NHNN đã phát hành được 45 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức tín dụng tại NHNN đạt 60 nghìn tỷ đồng, cao hơn cả dự trữ bắt buộc là 15-20 nghìn tỷ đồng.

Từ những con số trên cũng có thể rút ra mấy nhận xét quan trọng. Thứ nhất, NHNN quả thực đã không chỉ “ra lệnh suông” cho các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, mà thực tế đã “xắn tay” vào bằng việc tăng cung tiền tạo nguồn cho các ngân hàng thương mại cho vay lại. Thứ hai, tổng số thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh từ 2 nguồn trên như vậy nhưng mức cho vay tín dụng toàn hệ thống vẫn giảm so với 12/2011 (giảm 1,4%), trong khi các ngân hàng không biết làm gì hơn là đem nguồn thanh khoản mới này gửi ngược lại vào NHNN (vượt dự trữ bắt buộc) và mua trái phiếu Chính phủ. Điều này chứng tỏ sự tồn tại của vấn đề bẫy thanh khoản ở trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là có thật, và thật sự là nghiêm trọng.[1] Thứ ba, đầu tư công vô hình trung tiếp tục “bóp nghẹt” thêm đầu tư từ khu vực tư nhân, do nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng nói chung và NHNN nói riêng đã đổ thêm vào trái phiếu Chính phủ chứ không đổ ra nền kinh tế tư nhân. Thứ tư, NHNN đã ý thức được rằng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã giảm sút nghiêm trọng do sự tồn tại của bẫy thanh khoản nên tăng cung tiền đã không giải quyết được một cách hiệu quả vấn đề tăng cho vay doanh nghiệp, và vì vậy đã buộc phải hút bớt tiền về (bằng công cụ tín phiếu), nhằm giảm áp lực lạm phát từ tổng cầu tăng do cung tiền tăng. Đây là một điều đáng mừng, cho thấy NHNN không mù quáng theo lời khuyên của một số chuyên gia ra sức nới lỏng cung tiền như là phương cách duy nhất hạ lãi suất, kích thích ngân hàng cho vay doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tăng cường vay ngân hàng. Thứ năm, lưu ý rằng, mặc dù NHNN từ cuối năm trước đã đặt ra mục tiêu tăng cung tiền 14%-15% trong năm nay, nhưng mục tiêu này chắc chắn không có cơ sở khoa học để đảm bảo rằng khi thực hiện được thì lạm phát sẽ ở mức 1 con số, còn GDP thì sẽ tăng trưởng ở mức 6%-6,5%. Nay, với tăng trưởng cung tiền “mới chỉ” đạt 5,5% trong 4 tháng đầu năm, chắc chắn sẽ có người hân hoan và đề nghị rằng vì mục tiêu cung tiền là 14%-15% nên dư địa cho cung tiền vẫn còn nhiều, và NHNN nên/phải tiếp tục tăng cung tiền cho đạt được mục tiêu. Sự thận trọng trong việc hút tiền về như vừa rồi của NHNN gián tiếp cho thấy NHNN không coi trọng thật sự hoặc quá cứng nhắc với mục tiêu này, và đây, một lần nữa, là điểm đáng hoan nghênh.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo hành động NHNN hạ trần lãi suất huy động xuống thêm còn 12%/năm và tiếp tục xuống nữa nay mai? Có thể dễ dàng hình dung một viễn cảnh tương tự như tình trạng vừa rồi, nhưng ở mức độ cao hơn và hậu quả trầm trọng hơn. Lãi suất rốt cuộc có thể hạ nhưng không đáng kể so với lượng tiền cung ra, và doanh nghiệp, nhất là vừa và nhỏ, thì vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, do cung tiền đã tăng mạnh, nếu NHNN không tích cực thu về thì khả năng bùng nổ lạm phát trở lại là điều cũng có thể nhìn thấy được.

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa các mục tiêu ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau thế này (lãi suất giảm, lạm phát giảm, doanh nghiệp vay được nhiều vốn hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn), NHNN buộc phải gây áp lực ép các ngân hàng thương mại hạ thấp các điều kiện cho vay hoặc khoanh và gia hạn nợ cũ, tiếp tục cho vay mới. Đây chính là điều mà NHNN đã và đang tiến hành. Bước đầu tiên, NHNN đã yêu cầu 5 ngân hàng thương mại có vốn của nhà nước cắt giảm chi phí nhằm giảm lãi cho vay. Bước thứ hai là yêu cầu các ngân hàng công bố gói giảm lãi suất cho vay và báo cáo cho NHNN. Bước thứ ba, NHNN sẽ giảm bớt một số hạng mục không khuyến khích cho vay (bất động sản, tiêu dùng). Bước thứ tư, NHNN “đề nghị” các ngân hàng thương mại xem xét khả năng tái cơ cấu nợ, gia hạn nợ, giãn nợ cho khách hàng.

Về mặt kỹ thuật, những biện pháp và bước đi trên của NHNN hòan toàn có thể thực hiện được. Chỉ có điều là hậu quả để lại của các biện pháp can thiệp hành chính thế này sẽ không hề nhỏ, trước hết là với khối nợ xấu sẽ tăng mạnh. Không phải tự nhiên mà các ngân hàng thương mại thắt  điều kiện cho vay. Nay dưới áp lực của NHNN, việc cho vay chắc chắn sẽ được thúc đẩy. Nhưng rồi ai sẽ là người rốt cuộc sẽ phải giải quyết/gánh chịu cục nợ xấu sẽ trở nên to hơn rất nhiều sau này?

Tóm lại, việc gấp rút hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp là việc làm có thể hiểu được và thông cảm được trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng điều này không có nghĩa là phải thực hiện bằng mọi giá và bằng ý chí cực đoan. Việc đồng thời hạ lãi suất, kiềm chế lạm phát và phục hồi tăng trưởng cần phải được quán triệt là một việc làm rất khó và đòi hỏi thời gian, chứ không có cách nào đi tắt, làm gấp mà không phải trả giá đắt.



[1] Về khái niệm, bẫy thanh khoản xảy ra khi NHNN tăng cung tiền nhưng lãi suất cho vay vẫn cao, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những doanh nghiệp không có khả năng vay trên thị trường quốc tế), vẫn khó tiếp cận được vốn vay (do điều kiện cho vay được xiết lại), và các ngân hàng thương mại thì đem gửi ngược lại phần vốn đã huy động được (từ NHNN hoặc từ dân cư) mà chưa sử dụng được vào tài khỏan dự trữ bắt buộc tại NHNN hoặc mua trái phiếu Chính phủ.

3 comments:

  1. Về bài này không có gì để nói nhiều ngoài sự tán đồng cao. Chỉ có là về số liệu anh lấy số liệu ở đâu thế anh? Vì theo con số của em thì M2 chỉ tăng 1,44% so với 31/12/2011 thôi anh ạ, chưa hết tăng trưởng tín dụng theo BKHDT thi giam 2,13% thế mới hay. Lẽ ra nên tập trung xử lý các NHTM yếu kém trước rồi bỏ ceiling đi mới ease monetary policy thì có vẻ thuận hơn, nhưng cái kiểu tái cơ cấu NHTM như đang làm thế này cũng ko ổn lắm, thế nên... Kiểu này về trung hạn sức ép devaluation VND sẽ kha khá đấy, nợ xấu cũng sẽ tăng cao. A có tiền thì đầu tư BĐS đi anh ạ :)), lướt sóng được rồi đấy :)). Về tương lai, ai trả lời cho câu hỏi này được anh, hậu quả thì tax-payers là người gánh chứ ai, let's see.

    ReplyDelete
  2. Hôm trước tớ google thì ra được con số M2 năm 2011 là khoảng 2.850 nghìn tỷ đồng làm tròn. Hình như con số này là tính đến giữa tháng 12/2011. Hôm nay tớ google để tìm lại bài có đăng con số này nhưng không tìm thấy. Đồng chí nào có thời gian thì tìm lại hộ tớ nhé. Tớ cũng sẽ tìm lại.
    Nhưng chuyện tìm lại được hay không con số này cũng không thật quan trọng lắm. Hôm nay tớ vào trang web của ADB thì tìm được con số M2 cho Việt Nam năm 2010 (không biết là tính đến giữa hay cuối tháng 12?), ở mức 2.789,18 nghìn tỷ đồng. Nếu như theo công bố của NHNN thì tăng trưởng M2 của Việt Nam vào năm 2011 (hình như đến giữa hay cuối tháng 12) vào khoảng 9,2%-9,3% gì đó. Như vậy, M2 vào năm 2011 vào khoảng 3.048 hay 3.050 nghìn tỷ. Với mức tăng M2 ròng trong 3 tháng đầu năm nay là 160 nghìn tỷ thì M2 đã tăng 5,2%-5,3% trong quý I này, tức là không khác xa con số 5,5% nêu trong bài.
    Với tính toán trên, so với số liệu của đồng chí có trong tay và kể cả những gì NHNN công bố thì có thể đặt ra nghi ngờ về tính chân thực của các con số tương ứng, mà đều là do NHNN công bố cả nhé, chẳng có gì là bí mật hay số liệu insider cả.
    Về con số tăng dự nợ tín dụng 1,4% thì là tiết lộ của NHNN như trong bài, tớ không động chạm/thay đổi gì mà chỉ quote ra thôi.

    ReplyDelete
  3. Quên, về chuyện đồng chí khuyên tớ đầu tư bất động sản, tớ quên không nói rằng tớ vẫn chủ trương chỉ đầu tư vào USD và bất động sản ở Việt Nam từ trước đến nay chứ chẳng mấy khi để VND, trừ những giai đoạn ngắn vì đang đợi mua… bất động sản hoặc USD!
    Hồi cuối năm ngoái, khi có một loạt tin về bất động sản hạ giá, một đồng nghiệp người Việt của tớ bảo là phải tranh thủ mua bất động sản thôi, tớ có khuyên là lúc đó chưa phải là đáy, đợi một hai tháng nữa, vì sau đó thế nào cũng có chính sách “cứu” bất động sản (vì nhiều thằng dính vào đó rồi, chúng không để như vậy được). Nay thì tớ phục tớ quá, nói như đi guốc vào bụng NHNN ấy!

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).